2. Nếu quyết định kinh doanh, chị Minh cần phải làm những gì để có cơ hội thành công hơn công việc kinh doanh hiện tại?
2.3.3. Quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa 1.Khái niệm
2.3.3.1. Khái niệm
Nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tốđó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
Yêu cầu đối với nhãn hiệu hàng hóa:
Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tốđộc đáo, dễ nhận biết.
Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (đơn nhãn hiệu hàng hóa) tại Cục Sở hữu Công nghiệp hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng.
2.3.3.2. Cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phốĐà Nẵng. 2.3.3.3. Thủ tục và các giấy tờ có liên quan
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai) theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành
Mẫu nhãn hiệu
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác)
Giấy uỷ quyền (nếu người nộp đơn được ủy quyền)
Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó
Chứng từ nộp phí nộp đơn
Bản gốc Giấy uỷ quyền
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.