Đánh giá khả năng của bản thân doanh nhân

Một phần của tài liệu giáo trình khởi tạo doanh nghiệp (Trang 32 - 33)

2. Nếu quyết định kinh doanh, chị Minh cần phải làm những gì để có cơ hội thành công hơn công việc kinh doanh hiện tại?

2.1.2.2.Đánh giá khả năng của bản thân doanh nhân

Đồng thời với việc đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài để xác định tính hiện thực của cơ hội kinh doanh là việc đánh giá khả năng thực hiện của chính doanh nhân đó. Điều này có thểđược đánh giá thông qua khả năng huy động các nguồn lực tài chính, khả năng chuyên môn và khả năng quản lý. Mỗi doanh nhân sẽ có những điểm mạnh yếu khác nhau, xác định điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để có phương pháp khắc phục.

Khả năng tài chính: là khả năng huy động và quản lý các nguồn vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ. Bài 7 sẽ phân tích sâu hơn các nguồn vốn với chi phí huy động và các rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, doanh

Bài 2: Lựa chọn ý tưởng và xây dựng kế hoạch kinh doanh

v1.0 33

nhân cũng cần phải đánh giá các nguồn vốn có thể huy động cũng như các nguồn tài trợ có thể tiếp cận được. Điều này rất quan trọng để các doanh nghiệp mới khởi sự vượt qua những khó khăn về tài chính cho đến khi có được những khoản thu đầu tiên.

Khả năng chuyên môn: hay khả năng kỹ thuật trong lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia cũng là vấn đề rất quan trọng. Sản

phẩm mới thường đòi hỏi sự khác biệt và ưu việt hơn những sản phẩm cùng loại trên thị trường, do đó những yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật thường cũng đòi hỏi cao hơn. Nhưđã phân tích trong Bài 1, doanh nhân không nhất thiết phải là người am hiểu rất sâu về kỹ thuật, nhưng nếu am hiểu, doanh nhân có thể chủđộng trong kinh doanh và tiết kiệm chi phí. Thường thì doanh nhân khi mới khởi nghiệp sẽ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh mà mình có hiểu biết tương đối sâu sắc hoặc đã có kinh nghiệm kinh doanh trong thực tế.

Khả năng quản lý: đây là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nhân nào. Sự thành bại khi mới khởi sự hay những thành công lớn hơn trong tương lai đều có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng quản lý của chính doanh nhân đó. Đối với một doanh nghiệp mới khởi sự, năng lực quản lý tốt thể hiện qua khả năng thiết lập một bộ máy tổ chức tinh giản, hiệu quả; khả năng

tìm kiếm và giữ chân những nhân sự chủ chốt; khả năng định hướng và tạo động lực cho nhân viên…

Như vậy việc phân tích điều kiện và khả năng thực hiện ý tưởng kinh doanh sẽ giúp doanh nhân trả lời được 2 câu hỏi quan trọng, có khả năng biến cơ hội kinh doanh thành hiện thực. Hai câu hỏi đó là:

o Thị trường có chấp nhận sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp không? o Doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm – dịch vụ không?

Một phần của tài liệu giáo trình khởi tạo doanh nghiệp (Trang 32 - 33)