Thiết lập mục tiêu kinh doanh

Một phần của tài liệu giáo trình khởi tạo doanh nghiệp (Trang 36 - 37)

2. Nếu quyết định kinh doanh, chị Minh cần phải làm những gì để có cơ hội thành công hơn công việc kinh doanh hiện tại?

2.1.3.5. Thiết lập mục tiêu kinh doanh

Thiết lập mục tiêu là công việc quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp mới khởi sự, việc thiết lập mục tiêu lại càng quan trọng hơn do sự hạn chế về nguồn lực. Thiết lập mục tiêu khoa học và hợp lý giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực thay vì rối trí và đầu tư tản mạn.

Cần phải hiểu việc thiết lập mục tiêu đơn giản hơn rất nhiều việc đạt được mục tiêu đó và doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi mục tiêu sau khi đã viết ra. Chính vì vậy thiết lập và viết ra mục tiêu không đồng nghĩa với việc cam kết thực hiện chúng. Do đó, không nên e ngại khi viết ra mục tiêu, đó sẽ là đích mà doanh nghiệp hướng đến.

Việc thiết lập mục tiêu khoa học và hợp lý sẽ là điều kiện để doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Theo Peter Drucker, một mục tiêu tốt sẽ là mục tiêu đảm bảo được 5 tiêu chí sau đây (Management By Objects – SMART):

Bài 2: Lựa chọn ý tưởng và xây dựng kế hoạch kinh doanh

v1.0 37

 Tính cụ thể – Specific

 Có khả năng đo lường được – Measurable

 Có khả năng đạt được – Achievable

 Mang tính thực tế – Realistic

 Có thời hạn thực hiện cụ thể – Time–Related

Có nhiều căn cứđể phân loại mục tiêu. Căn cứ vào thời hạn thực hiện, người ta chia thành mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, sự quan tâm được tập trung chủ yếu vào mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu theo thời gian có thể được lập cho từng tuần, từng tháng, từng quý, từng năm, thậm chí cho từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên có một nguyên tắc là muốn lập mục tiêu ngắn hạn trước hết cần thiết lập mục tiêu dài hạn và việc đạt mục tiêu ngắn hạn là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu dài hạn. Sau khi ý tưởng kinh doanh đã được cụ thể hóa, doanh nghiệp mới khởi sự cần phải thiết lập cho mình mục tiêu kinh doanh trong dài hạn, thường là mục tiêu cho 3 năm đầu.

 Các mục tiêu dài hạn có thể chia thành 2 nhóm sau:

o Mục tiêu tài chính: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ quay vòng, khả năng thanh toán…

o Mục tiêu phi tài chính: thương hiệu, mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng, thị phần, số lượng đại lý – cửa hàng – chi nhánh, số lượng khách hàng… Các mục tiêu này cần được chia nhỏđể thực hiện trong từng khoảng thời gian có thể kiểm soát được. Đây chính là cách thiết lập mục tiêu trong ngắn hạn.

 Mục tiêu trong ngắn hạn cũng cần chia thành 2 nhóm sau: o Mục tiêu tài chính

o Mục tiêu phi tài chính.

Những mục tiêu này cần được liệt kê thành một danh sách các công việc cần làm. Như vậy mục tiêu luôn là đích để doanh nghiệp hướng đến. Việc đạt được mục tiêu trong dài hạn giống như việc lên cầu thang mà từng bậc thang chính là các mục tiêu trong ngắn hạn. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt tới đỉnh cao nếu biết cách thiết lập mục tiêu và kiên trì theo đuổi mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu giáo trình khởi tạo doanh nghiệp (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)