Biện pháp 6: Hoàn thiện CSVC-TBDH phục vụ tốt cho giảng dạy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng tích hợp ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình (Trang 91 - 95)

hướng tích hợp

Đảm bảo CSVC, TTBDH môn học là một trong những điều kiện thiết yếu và

là một trong những nhân tố quyết định đến khả năng tích hợp trong DH môn học.

TTBDH môn học không chỉ là phương tiện minh hoạ, trực quan hoá điều trình bày,

giảng giải của GV mà chính là nguồn tri thức, phương tiện truyền tải thông tin, phương tiện tư duy giúp HS tự tìm kiếm kiến thức.

* Mục tiêu

- Tăng cường CSVC, TTBDH môn Sinh học cho các trường THPT đáp ứng yêu cầu của dạy học theo hướng tích hợp; nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi GV, CNV nhà trường về nhiệm vụ giữ gìn, khai thác CSVC, TTBDH.

- Động viên được sự quan tâm của các phụ huynh, các nhà tài trợ và xã hội đối với việc đầu tư nâng cấp CSVC, TTBDH môn học

- Tăng cường quản lý và khai thác sử dụng CSVC, TTBDH môn học nhằm thực hiện tốt định hướng dạy học theo hướng tích hợp, nâng cao chất lượng DH.

- Nâng cao ý thức tự giác và kỹ năng sử dụng các TTBDH của GV; tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt các yêu cầu của HĐDH từ khâu soạn bài, giảng bài, chấm bài,…đến đánh giá kết quả học tập của HS.

* Nội dung của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC, TTBDH ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng yêu cầu của giảng dạy theo hướng tích hợp.

- Cân đối về tài chính đảm bảo việc duy trì hoạt động thường xuyên kết hợp đầu tư nâng cấp, xây dựng và mua sắm mới các TTBDH cần thiết phục vụ dạy học.

- Xây dựng hệ thống qui chế QL, sử dụng hợp lý, khả thi đáp ứng yêu cầu công tác QL và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, TTBDH.

- QL và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách được cấp; tăng cường xây dựng các mối quan hệ của nhà trường với các cơ quan, đơn vị và cá nhân kêu gọi sự đầu tư xây dựng bổ sung CSVC, TTBDH môn học và các hoạt động của nhà trường.

* Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch:

+ Hàng năm, BGH các nhà trường cần chỉ đạo Tổ chuyên môn căn cứ vào chương trình, đối tượng giảng dạy và thực trạng về CSVC, TTHDH môn học tiến hành đề xuất nhu cầu sử dụng, bảo quản, sửa chữa và đầu tư CSVC, TTHDH môn học gửi về nhà trường.

+ Hiệu trưởng chủ trì dự thảo kế hoạch sử dụng, đầu tư CSVC, TTBDH của nhà trường từng năm học và 3 năm học.

+ Tổ chức họp Hội đồng nhà trường hội thảo đánh giá tính cần thiết và khả thi của kế hoạch.

+ Căn cứ vào ý kiến đóng góp, hoàn thiện kế hoạch và báo cáo lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch:

+ Căn cứ vào kinh phí được cấp, giá cả thị trường tại thời điểm đầu tư và căn cứ vào thứ tự ưu tiên của các hạng mục, chỉ đạo xây dựng kế hoạch mua sắm phù

hợp với nhu cầu thực tế của nhà trường, tránh lãng phí thiết bị, tiền của và bị áp đặt về kế hoạch mua sắm.

+ Căn cứ vào ý kiến tham mưu, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ giúp việc (bao gồm thẩm định giá cả, tổ chức đấu thầu, xây dựng hợp đồng mua sắm, nghiệm thu kỹ thuật và nghiệm thu tổng thể...).

+ Tổ chức mua sắm, lắp đặt và nghiệm thu TTBDH. Kiên quyết không tiếp nhận những thiết bị không đảm bảo chất lượng, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, đồng thời yêu cầu nhà cung ứng phải sửa chữa hoặc đổi lại toàn bộ những thiết bị không đảm bảo chất lượng, thực hiện trách nhiệm bảo

hành trong quá trình sử dụng theo đúng hợp đồng kinh tế.

- Thực hiện bàn giao CSVC, TTBDH cho tập thể hoặc cá nhân quản lý theo phân cấp.

- Chỉ đạo xây dựng nội quy, quy chế sử dụng, quản lý CSVC, TTBDH; phổ biến đến GV.

- Tổ chức tập huấn khai thác, sử dụng TTBDH cho nhân viên trông giữ và GV. - Chỉ đạo chặt chẽ việc khai thác, sử dụng có hiệu quả TBDH trong quá trình giảng dạy, học tập của GV và HS nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đánh giá hiệu quả việc triển khai sử dụng TBDH của các tổ, nhóm chuyên môn và của GV trong năm học.

- Kêu gọi cộng đồng tham gia xây dựng CSVC, TTBDH bằng nhiều hình thức như thông qua phụ huynh HS, các đơn vị kết nghĩa, các tập thể và cá nhân khác (cựu GV, cựu HS…) để tìm nguồn tài chính bổ sung cho TTBDH môn học của nhà trường; tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học trong GV, HS; sưu tầm tài liệu, tranh, ảnh phù hợp với nội dung môn học để phục vụ DH.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, TTBDH, Hiệu trưởng cần kết hợp nhiều biện pháp như biện pháp hành chính kết hợp với biện pháp kinh tế và động viên thi đua, cụ thể:

+ Chỉ đạo Tổ chuyên môn yêu cầu các GV đưa việc sử dụng TTBDH vào kế hoạch chuyên môn của mình trong từng học kỳ, kế hoạch này được tổ chuyên môn thông qua, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành theo

+ Khuyến khích GV tăng cường sử dụng TTBDH, giảm dần và tiến tới khắc phục tình trạng “dạy chay”. Hàng năm cần làm tốt việc phát động thi đua sử dụng TTBDH theo tinh thần giảng dạy theo hướng tích hợp và coi đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn của GV.

+ Tổ chức cho GV trao đổi về kỹ năng sử dụng, quy tắc an toàn của thiết bị khi vận hành, về kinh nghiệm tổ chức thí nghiệm, thực hành cho HS... Cử GV tham gia các lớp tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức. Mời chuyên gia tập huấn, hướng dẫn các thao tác, kỹ năng sử dụng TTBDH cho GV. Ngoài việc tham gia tập huấn, mỗi GV bộ môn cần làm tốt công tác tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân đáp ứng được yêu cầu DH trong điều kiện mới.

+ Tuyên truyền, vận động GV, HS nêu cao ý thức giữ gìn và bảo vệ CSVC, TTBDH được trang bị, đảm bảo giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm.

- Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch khai thác sử dụng CSVC, TTBDH: + Căn cứ vào mục tiêu môn học, phân phối chương trình, số tiết thí nghiệm thực hành và điều kiện CSVC, TTBDH hiện có của nhà trường, Hiệu trưởng đề ra Quy định kiểm tra đánh giá việc thực hiện sử dụng thiết bị phục vụ cho HĐDH của GV môn học.

+ Chỉ đạo tổ chức kiểm tra việc sử dụng CSVC, TTBDH theo Quy định. Trong quá trình chỉ đạo kiểm tra, Hiệu trưởng cần phải nắm được những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện và kết quả đạt được. Công tác nắm thông tin được thực hiện thông qua các báo cáo định kỳ và đột xuất của các cán bộ trong cơ cấu QL, của tổ chuyên môn và cán bộ trực tiếp phụ trách TTBDH; qua kiểm tra sổ sách đăng ký sử dụng và sổ bảo quản TTBDH; qua dự giờ, thăm lớp, dự các hoạt động ngoài giờ học; qua phỏng vấn GV, HS; qua trực tiếp thị sát hệ thống TTBDH thường xuyên.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tổ chuyên môn và GV phải nhận thức được vai trò to lớn của CSVC, TTBDH đối với việc giảng dạy theo hướng tích hợp, nâng cao chất lượng DH; thực hiện tốt trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc QL, sử dụng, khai thác và đề xuất hoàn thiện CSVC, TTBDH cho môn học.

- BGH các trường và sở GD-ĐT quan tâm đến xây dựng CSVC, TTBDH, đảm bảo kinh phí cần thiết cho bảo quản và duy trì tốt trạng thái hoạt động của CSVC, TTBDH môn học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng tích hợp ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)