Đổi mới GD&ĐT theo hướng tiếp cận năng lực và hội nhập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng tích hợp ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình (Trang 26 - 28)

Đề án đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT Việt Nam đã và đang được bổ sung, hoàn thiện và từng bước được triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ 11 và kết luận của Hội nghị TW 6. Ngoài việc nhìn nhận, đánh giá lại những mặt tích cực và những mặt hạn chế của nền giáo dục, ngành giáo dục còn tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm học hỏi kinh nghiệm từ các nền giáo dục tiên tiến của các nước trên thế giới cũng như ghi nhận rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục trong nước và quốc tế.

1.4.1.1.Hội nhập nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế GD ở Việt Nam

Đổi mới chương trình và SGK là một trong những nội dung của Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam kể từ sau năm 2015. Trong đó, đổi mới nội dung, chương trình, SGK là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đề án. Tuy nhiên, để có một chương trình, SGK hoàn thiện, hợp với xu thế thì quá trình chuẩn bị càng có vai trò quan trọng.

Tác giả Vũ Ngọc Hoàng đã chỉ rõ: Các quan điểm chỉ đạo đổi mới tập trung vào các nội dung trọng điểm như: Tiếp tục thực hiện tốt các quan điểm phát triển GD đã được đề ra trong các Nghị quyết của Đảng; Chuyển từ một nền GD chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học; Đổi mới theo hướng xây dựng một nền GD mở, học tập suốt đời, phát triển GD điện tử, gắn với xây dựng XHHT, chuyển từ GD “đóng khung”, “khép kín” sang nền GD mở về nghề nghiệp, chương trình, nội dung, thời gian học, chọn thầy, chọn sách, loại hình đào tạo…vv.

Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của đổi mới căn bản toàn diện nền GD Việt Nam sau năm 2015, đã xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đề ra bao gồm: Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý GD là khâu đột phá; Hệ thống GD quốc dân; Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhà giáo và CBQL. Đặc biệt, đổi mới chương trình theo hướng chuyển từ cách tiếp cận nội dụng sang tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực. Ngoài ra cần đổi mới thi, kiểm tra kiểm định, đánh giá chất lượng GD. Đồng thời đổi mới cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực cho phát triển GD; Tăng cường hội nhập quốc tế, liên kết đào tạo nước ngoài…vv.

1.4.1.2. Dạy và học tiếp cận theo năng lực

Không chỉ là xu hướng phát triển của giáo dục, các vấn đề cụ thể như: chương trình, SGK, đào tạo giáo viên, kiểm tra, đánh giá, phương pháp dạy học cũng được nhiều chuyên gia GD trong nước quan tâm. Bộ GD-ĐT xác định tiếp cận theo hướng năng lực làm sao phát triển cho học sinh có được những năng lực cơ bản, những năng lực chuyên biệt để có thể vào đời và tôi thấy hướng này theo hướng quốc tế đang theo xây dựng chuẩn chúng tôi sẽ cố gắng xác lập những loại năng lực mà các học sinh xuyên qua các lớp đều đạt, các lớp khác nhau, các cấp học khác nhau để khi các em ra trường rồi các em vẫn sử dụng năng lực áp dụng việc

học vào cuộc sống của mình và vào các công việc chuyên môn của mình chắc chắn những cái chuẩn chúng ta nói sẽ xây dựng trên khung đó.”

Sau khi nghe những chia sẻ của chuyên gia nước ngoài, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu bước đầu các chủ đề này và tham vấn những ý kiến, kinh nghiệm của chuyên gia nước ngoài.

Phát triển năng lực người học không có nghĩa là mâu thuẫn với chuyện chúng ta trang bị cho học trò kiến thức kỹ năng mà căn bản là ở chỗ muốn cho con người có được cái năng lực hành động họ lưu ý đến chuyện làm chứ không phải chỉ có tri thức, năng lực ở đây là năng lực làm, hành động chứ không chỉ có tri thức nên học được tri thức phát triển được kỹ năng để làm gì một cách hiệu qủa, chúng ta nên tham khảo để có thể học tập.

Tác giả Đỗ Ngọc Thống – PCT Hội đồng KH, Viện KHGDVN cho biết các nhà giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu 3 xu hướng chính của giáo dục thế giới và đang chọn lọc cách tiếp cận các xu hướng này cho nền giáo dục Việt Nam, cụ thể là cách tiếp cận theo hướng phát triển năng lực.

Tiếp cận theo hướng năng lực lấy điểm nhấn là tiếp cận đầu ra, có điều đầu ra là các năng lực chung, tiếp cận về mặt kiến thức hay về mặt năng lực. Xu hướng mới nhất hiện nay là tiếp cận theo hướng năng lực, họ hình dung ra HS tốt nghiệp phổ thông phải có được những năng lực như thế nào để nó ứng phó được với cuộc sống bên ngoài bên cạnh năng lực chung mà ai cũng phải co, cần có những năng lực chuyên biệt: âm nhạc, vẽ, văn, năng lực toán học, năng lực sáng tạo…vv tư duy phê phán, năng lực chung ai cũng cần có trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng tích hợp ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)