1.4.3.1. Hoạt động: là phương thức tồn tại của con người, bằng cách tác động vào
đối tượng để tạo ra một sản phẩm, nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân và nhóm xã hội. Hoạt động có những đặc điểm như: bao giờ cũng có đối tượng; con người là chủ thể của hoạt động; hoạt động được thực hiện trong điều kiện lịch sử - xã hội nhất định; hoạt động có sử dụng phượng tiện, công cụ để tác động vào đối tượng.
1.4.3.2. Dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm thành phẩm chất và năng lực cá nhân.
DH là một bộ phận của quá trình tổng thể GD nhân cách toàn vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS, nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức và thực tiễn để trên cơ sở đó hình
thành thế giới quan, phát triển nhân cách, phát triển năng lực sáng tạo và các phẩm chất của người học.
1.4.3.3. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học gồm: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học tập của trò,
hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết, thống nhất, biện chứng với nhau, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, chế ước lẫn nhau, diễn ra trong những điều kiện vật chất, kĩ thuật nhất định.
Quan niệm cũ lấy thầy làm trung tâm, đây là quan niệm về hoạt động dạy học nhưng chỉ nhận thấy vai trò người dạy và vai trò hoạt động dạy, vô hình dung thu hẹp lại khái niệm của HĐDH. Thầy chỉ đóng vai trò chủ yếu là giảng giải, thông báo kiến thức …cho người học, trò trở thành thụ động. Do đó hoạt động học chủ yếu dựa trên trí nhớ: nghe hiểu, ghi nhớ và tái hiện.
Quan niệm mới lấy trò làm trung tâm, GV là chủ thể của hoạt động dạy học, là người nắm vững MT, nội dung, PPDH, quy luật phát triển tâm lý của HS qua các lứa tuổi; nắm vững trình độ hiểu biết và năng lực học tập của HS để tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả. GV là người giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình dạy học, người thiết kế, người tổ chức, người kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS, chú ý đến GD ý thức và động cơ học tập cho HS. Trò vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học. HS giữ vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập.
1.4.3.4. Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tích hợp
Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tích hợp là QL các hoạt động giáo dục diễn ra ở trường nhằm thực hiện mục tiêu GD, tiến lên trạng thái mới về chất; là QL việc chấp hành những quy định, quy chế về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS.
Nội dung quản lý HĐDH theo hướng tích hợp ở trường THPT bao gồm: - Quản lý hoạt động dạy theo hướng tích hợp của GV;
- Quản lý hoạt động học tập của HS;
- Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, kinh phí phục vụ cho HĐDH theo hướng tích hợp.
Để quản lý HĐDH theo hướng tích hợp, người QL phải tiến hành bằng các biện pháp; đó là những cách thức tiến hành của nhà QL để tác động đến các lĩnh
vực trong quản lý dạy học (như: nề nếp dạy học, đổi mới PPDH, sử dụng bồi dưỡng đội ngũ GV…) nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QL, đồng thời thực hiện MT giáo dục của bậc học, ngành học đã đề ra.
Biện pháp QL thể hiện rõ nét nhất tính sáng tạo, năng động của chủ thể QL trong mọi tình huống, mỗi đối tượng nhất định. Người QL phải biết sử dụng biện pháp QL thích hợp. Tính hiệu quả của QL phụ thuộc một phần quan trọng vào sự lựa chọn đúng đắn và áp dụng linh hoạt nhất các biện pháp QL. Không có biện pháp nào là vạn năng, do đó nhà QL cần phải biết thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp QL để phát huy sức mạnh tổng thể của các biện pháp, thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức đã đề ra.