Kế hoạch hóa việc thực hiện mục tiêu môn học bám sát vào quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng tích hợp ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình (Trang 31 - 39)

lựa chọn đúng đắn và áp dụng linh hoạt nhất các biện pháp QL. Không có biện pháp nào là vạn năng, do đó nhà QL cần phải biết thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp QL để phát huy sức mạnh tổng thể của các biện pháp, thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

1.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng tích hợp ở Trường THPT THPT

1.5.1. Kế hoạch hóa việc thực hiện mục tiêu môn học bám sát vào quan điểm tích hợp hợp

1.5.1.1. Mục tiêu của giáo dục THPT

Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

GD phổ thông đặt nền móng cho phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước; để đáp ứng đòi hỏi phát triển bền vững, người lao động cần phải có những yêu cầu sau đây:

- Phải có kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, tự nhiên, kiến thức lý thuyết và thực tế.

+ Khối kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn: bao gồm hiểu biết chung về văn hoá, xã hội,

lịch sử, chính trị, nghệ thuật, thể dục thể thao… của nhân loại và trước hết của dân tộc. Những

kiến thức về văn hoá, xã hội, chính trị, đạo đức là nền tảng của sự phát triển nhân

cách, đặc biệt của sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan. Đồng thời những kiến thức đó là điều kiện cho mỗi người phát triển các năng lực khác, tạo ra động lực bên trong của hành động.

+ Khối kiến thức về khoa học tự nhiên và công nghệ: nội dung khối kiến thức

này rất phong phú, trên các lĩnh vực khoa học như: Toán học, Hoá học, Vật lý, Sinh học và các môn công nghệ, hướng nghiệp…

+ Khối kiến thức về tri thức công cụ: bao gồm Ngoại ngữ và Tin học (ở một số

nước xếp Toán học vào môn công cụ vì toán phổ thông cơ bản được xem như tri thức ứng dụng vào các lĩnh vực của nghiên cứu khoa học và sản xuất, hoạt động thực tiễn).

1.5.1.2. Nội dung, mục tiêu của chương trình Sinh học THPT

Chương trình Sinh học phổ thông hiện nay ở Việt Nam được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản đó là tính khoa học, phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn, tính giáo dục, sư phạm và đặc thù của môn học Sinh học.

Chương trình Sinh học cũng như chương trình của các môn học khác đã có sự phát triển theo các định hướng xây dựng chương trình và sự phân hoá ở cấp THPT. Chương trình Sinh học THPT được phân chia thành hai bản: cơ bản (chuẩn) và nâng cao đảm bảo sự phù hợp với năng lực và thiên hướng của HS.

Việc nắm vững nguyên tắc xây dựng, nội dung và cấu trúc chương trình Sinh học phổ thông là điều cần thiết có ý nghĩa to lớn và có tầm quan trọng đặc biệt với

các hoạt động của GV, các nhà QL.

a) Chương trình chuẩn môn Sinh học THPT *) Nội dung

Môn Sinh học ban cơ bản trường THPT cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại thiết thực về Sinh học, gắn liền với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm: Các cấp tổ chức của thế giới sống, sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, sinh học cơ thể, di truyền học, tiến hóa và sinh thái học. Những nội dung trên giúp HS có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến sinh học trong đời sống lao động thường ngày và góp phần hình thành năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao động mới.

*) Mục tiêu

Chương trình Sinh học THPT củng cố, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao kiến thức ở THCS giúp HS có đủ khả năng tiếp tục học lên ở bậc ĐH, cao đẳng, THCN, học nghề và đi vào cuộc sống.

+ Có những hiểu biết cơ bản, hiện đại, thực tiễn ở mức phổ thông về các tố

chức sống từ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

+ Hiểu rõ các quá trình sinh học cơ bản ở mức tế bào và mức cơ thể như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và vận động, sinh sản và di truyền…

+ Hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất sống từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật chưa có cấu trúc tế bào đến có cấu trúc tế bào, từ đơn bào đến đa bào…

Việc nắm vững các kiến thức trên là cơ sở để hiểu rõ các biện pháp kĩ, thuật nâng cao năng suất các chủng vi sinh vật có ích, các giống vật nuôi, cây trồng; hiểu được các biện pháp chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Về kỹ năng:

+ Kĩ năng thực hành: Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm để tìm

nguyên nhân của các hiện tượng, quy luật diễn ra trong cơ thể sống.

+ Kĩ năng tư duy: Tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm quy nạp, phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa…)

+ Kĩ năng học tập: Tiếp tục phát triển kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học. Biết thu thập và xử lý thông tin, lập bảng, biểu đồ, đồ thị…Làm việc cá nhân và theo nhóm. Làm báo cáo nhỏ trình bày trước tổ hay trước lớp…

+ Kĩ năng rèn luyện sức khỏe: Biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường sống, phòng chống bệnh tật, thể dục thể thao… nhằm nầng cao năng suất học tập và lao động.

- Về thái độ: Tiếp tục hình thành ở HS những thái độ tích cực như:

+ Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.

+ Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng được học vào cuộc sống, học tập và lao động.

+ Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn với các chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội.

b) Chương trình môn Sinh học nâng cao THPT (dành cho HS có khuynh hướng về khoa học tự nhiên)

*) Nội dung: Cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản,

hiện đại, thiết thực, có nâng cao về Sinh học và gắn liền với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm: Các cấp tổ chức của thế giới sống, sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, sinh học cơ thể, di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.

*) Mục tiêu: Chương trình Sinh học THPT nâng cao giúp HS đạt được:

- Về kiến thức: HS hình dung được tính đa dạng Sinh học và các cấp độ cơ bản

của thế giới sống. Có những hiểu biết phổ thông cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức của thế giới sống. Có những kiến thức cơ bản về các thành phần cấu tạo của tế bào, hiểu được các quá trình sinh học ở cấp tế bào, cơ thể. HS còn có thể trình bày được các kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, thực tiễn về di truyền, tiến hóa và sinh thái. Nắm vững các kiến thức sinh học tế bào, cơ thể, di truyền, tiến hóa, sinh thái để hiểu các biện pháp kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm nâng cao năng suất của các giống vật nuôi, cây trồng.

- Kỹ năng: Phát triển các kỹ năng môn Sinh học, kỹ năng giải quyết vấn đề để

phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho HS như: + Biết quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả.

+ Biết làm việc với các tài liệu giáo khoa và tài liệu tham khảo sống, xử lý như tóm tắt nội dung chính, phân tích và kết luận.

+ Biết thực hiện một số thí nghiệm sống, xử lý đơn giản theo nhóm.

+ Biết cách làm việc kết hợp với các HS khác trong nhóm nhỏ để hoàn thành một nhiệm vụ tìm tòi nghiên cứu.

+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống hàng ngày có liên quan đến Sinh học.

+ Biết lập kế hoạch để giải thích một bài tập Sinh học, thực hiện một vấn đề thực tế, một thí nghiệm, một đề tài nhỏ có liên quan đến Sinh học…

- Thái độ: Tiếp tục hình thành và phát triển ở HS thái độ tích cực như:

+ Hứng thú học tập bộ môn.

+ Có ý thức trách nhiệm đối với một vấn đề của cá nhân, tập thể, cộng đồng có liên quan đến Sinh học.

+ Biết nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích Sinh học.

+ Có ý thức vận dụng những điều đã biết về Sinh học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.

1.5.1.3. Đặc trưng cơ bản của môn Sinh học ở trường THPT

Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm và lý thuyết, trên cơ sở thực nghiệm mà khái quát thành các học thuyết, định luật rồi vận dụng các nội dung kiến thức lý thuyết đó để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn và thực nghiệm khoa học. Thông qua hiện tượng của thực nghiệm mà tìm ra những điều chưa phù hợp của lý thuyết đó và một quan điểm mới lại được đưa ra, cứ như vậy mà Sinh học phát triển không ngừng. Vì vậy phương pháp nhận thức Sinh học có nét đặc thù là kết hợp thực nghiệm khoa học với tư duy lý thuyết, đề cao vai trò của các giả thuyết, học thuyết, quy luật Sinh học và dùng chúng làm cơ sở khoa học, lý thuyết chủ đạo cho sự tiên đoán khoa học. Thực nghiệm khoa học được sử dụng để kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học được đưa ra.

Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của môn Sinh học kể trên, căn cứ vào việc thiết kế chương trình đã được phê duyệt, khi giảng dạy môn Sinh học, GV cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại của môn học:

Đây là nguyên tắc đảm bảo tính khách quan của sự lựa chọn nội dung học tập của chương trình và sự tương quan hợp lý giữa tính cơ bản với mức độ hiện đại của nội dung học tập.

+ Đảm bảo tính cơ bản: là phải trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất của Sinh học như hệ thống các khái niệm Sinh học cơ bản, các định luật, học thuyết Sinh học làm cơ sở để nghiên cứu về thành phần, cấu tạo tế bào, cơ thể và các cấp độ trên cơ thể cũng như các quá trình sinh học khác diễn ra trong tế bào, cơ thể. Thông qua hệ thống kiến thức này mà HS có được phương pháp nhận thức, học tập và nghiên cứu sinh học ở mức phổ thông, cơ bản ban đầu.

+ Đảm bảo tính hiện đại: phải trang bị được cho người học những quan điểm, học thuyết khoa học tiên tiến làm sáng tỏ trong đó những phương pháp nhận thức, tư duy khoa học và các quy luật của nó. Khi giảng dạy hệ thống kiến thức cơ bản cần chú ý đến tính đúng đắn, tính hiện đại của các khái niệm, sự kiện, nội dung

được lựa chọn và những bước đi biện chứng của sự nghiên cứu, phát triển của các kiến thức.

+ Đảm bảo tính khoa học được thể hiện bằng các nguyên tắc cơ bản sau: * Đảm bảo vai trò chủ đạo của lí thuyết trong DH. Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ các kiến thức lí thuyết chủ đạo được bố trí ở đầu chương trình, tăng cường mức độ lí thuyết của nội dung học tập, tăng cường chức năng giải thích và dự đoán lí thuyết trong trình bày của tài liệu học tập.

* Đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa nội dung kiến thức lí thuyết và thực hành Sinh học, rèn luyện kĩ năng Sinh học. Nguyên tắc này được thể hiện thông qua sự sắp xếp phân bố hệ thống kiến thức, kĩ năng Sinh học và các mối liên hệ giữa chúng nhằm mục đích hình thành các kĩ năng Sinh học cơ bản và năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tư duy sáng tạo cho HS.

* Sự thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa nội dung lí thuyết với sự kiện, giữa nội dung lí thuyết với thực hành, hình thành kỹ năng là yếu tố quan trọng để thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính khoa học trong môn học. Việc nâng cao mức độ lí thuyết của môn học sẽ liên quan đến sự rút gọn các sự kiện do thời lượng học là có hạn định nhưng sự rút gọn sự kiện cũng cần đảm bảo đủ sự kiện để hiểu được và đúng bản chất của các nội dung cơ bản cần nghiên cứu. Thừa sự kiện dễ đi lạc khỏi các nội dung cơ bản nhưng thiếu sự kiện sẽ dẫn đến tính hình thức, làm sai lạc bức tranh Sinh học của thiên nhiên. Vì vậy trong chương trình Sinh học phổ thông luôn có sự sắp xếp nghiên cứu các kiến thức lí thuyết trước, sau đó vận dụng vào nghiên cứu các sự vật hiện tượng cụ thể và hình thành các kỹ năng Sinh học.

- Đảm bảo tính tư tưởng của môn học

Nguyên tắc này yêu cầu GV khi truyền đạt nội dung môn học phải mang tính giáo dục và góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo người lao động Việt Nam phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo có khả năng cộng tác và hoà nhập với thế giới.

Nguyên tắc này cũng yêu cầu khi giảng dạy, GV phải chỉ ra tính không căn cứ của các quan điểm duy tâm về tự nhiên và xã hội, tố cáo những hành vi sử dụng phương pháp nghiên cứu sinh học sai mục đích, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật với mục đích cá nhân đi ngược lại lợi ích của nhân loại, phá huỷ xã hội, thiên nhiên, môi trường, con người như chế tạo vũ khí sinh học, thuốc gây nghiện, tạo ra các sinh vật biến đổi gen không nhằm mục đích vì cộng đồng…

Yêu cầu nâng cao tính tư tưởng, tính giáo dục của nội dung môn học sẽ tạo điều kiện cho HS hiểu được đầy đủ nội dung các quan điểm triết học Mác - Lênin, các văn kiện của Đảng về đường lối phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

- Đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp của môn học

Nguyên tắc này xác định nội dung học tập có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, xây dựng đất nước và chuẩn bị cho HS đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiện tối ưu nguyên tắc này trong dạy học môn Sinh học phổ thông GV cần truyền đạt được các nội dung sau:

+ Những cơ sở chung của công nghệ Sinh học.

+ Hệ thống khái niệm kỹ thuật, công nghệ học cơ bản và các ngành Sinh học cụ thể.

+ Những kiến thức về ứng dụng thực tiễn phản ánh mối liên hệ của Sinh học với đời sống, của khoa học với sản xuất, những thành tựu của chúng và phương hướng phát triển trong tương lai.

+ Hệ thống kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa Sinh học, cách mạng công nghệ sinh học là yếu tố quan trọng của cách mạng khoa học kỹ thuật.

+ Những kiến thức về bảo vệ thiên nhiên, môi trường bằng phương pháp sinh học.

+ Những tư liệu học tập cho phép giới thiệu về những nghề nghiệp liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng tích hợp ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)