Cung ứng các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học môn Sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng tích hợp ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình (Trang 41)

- Giám sát việc thực hiện dạy học tích hợp của thầy: Hoạt động dạy học theo hướng tích hợp phải được thể hiện bằng kế hoạch giảng dạy cá nhân dựa trên kế hoạch chung của tổ nhóm. Hàng tuần, hàng tháng tổ trưởng, BGH phải có kế hoạch dự giờ thăm lớp nhằm kiểm tra việc thực hiện các giờ dạy tích hợp theo kế hoạch đã đề ra.

Để tránh việc dạy học tích hợp mang tính hình thức thì khâu kiểm tra việc thực hiện là vô cùng quan trọng. Có thể kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thông qua kết quả nhận thức của học sinh.

1.5.5. Cung ứng các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng tích hợp hướng tích hợp

1.5.5.1. Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, kinh phí

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy là điều kiện rất quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên truyền thụ kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cho người học, tạo cho người học sự hứng thú trong học tập, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy QL cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho DH là nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu được trong hoạt động QL dạy học và QL nhà trường. Đối với trường THPT, quản lý cơ sở vật chất cho giảng dạy môn học, bao gồm:

+ Quản lý CSVC, TBDH môn học.

Đối với DH môn Sinh học chủ yếu là tài liệu học tập, trang thiết bị thí nghiệm và phục vụ giảng dạy theo hướng tích hợp. Chúng có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập của HS.

+ Quản lý việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, TBDH của GV. + Quản lý nguồn kinh phí chi cho hoạt động dạy học

1.5.5.2. Yếu tố chủ yếu và yếu tố xúc tác

Theo hình ngôi sao 5 cánh (Hình 1.1) của tác giả Đặng Quốc Bảo, có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học có tính then chốt và 5 yếu tố ảnh hưởng có tính xúc tác, đó là:

- Yếu tố ảnh hưởng then chốt gồm: MT dạy học; đội ngũ GV; HS; nội dung DH; PPDH.

+ MT dạy học đặt ra yêu cầu đạt tới trình độ chuẩn kiến thức và các kỹ năng theo yêu cầu của môn học, cấp học và mục tiêu giáo dục.

+ Yếu tố đội ngũ GV bao gồm: chất lượng đội ngũ, cơ cấu đội ngũ (cơ cấu theo bộ môn), phẩm chất đội ngũ..v.v.

+ HS (đối tượng dạy học) bao gồm: chất lượng đầu vào, thái độ, động cơ của người học..v.v.

+ Nội dung DH: nội dung DH phù hợp hay chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của người học, phù hợp với MT, với hình thức và điều kiện DH..v.v.

+ Phương pháp dạy học: PPDH có phù hợp với nội dung chương trình, với đối tượng DH, điều kiện CSVC, TTBDH .v.v.

- 5 yếu tố ảnh hưởng có tính xúc tác gồm: hình thức tổ chức DH; điều kiện DH; môi trường DH; bộ máy QL và qui chế đào tạo.

1.5.5.3. Yếu tố khách quan và chủ quan - Yếu tố khách quan:

+ Điều kiện về kinh tế văn hoá - xã hội ở địa phương. Các điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp GD giữa nhà trường gia đình và xã hội tác động tới chất lượng DH chung của nhà trường.

Người Hiệu trưởng phải quan tâm đến các vấn đề như: chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương; phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa nhà trường với gia đình.

+ Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên với trường.

+ Chất lượng, mức độ phù hợp của chương trình giáo dục môn học (MT, nội dung, PPDH).

+ Quy chế có liên quan, chế độ, chính sách đãi ngộ của Đảng, nhà nước với đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.

+ Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ GV. Chất lượng của đội ngũ GV, chất lượng của HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý HĐDH của cán bộ QLGD.

+ Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên và các tổ chức trong nhà trường. + Chất lượng HS đầu vào của nhà trường

+ Điều kiện CSVC, TTBDH của nhà trường.

- Yếu tố chủ quan:

+ Yếu tố chủ quan của nhà trường:

Môi trường sư phạm của nhà trường: quan hệ đồng nghiệp, thầy - trò; trò -

trò...; phong trào học tập, rèn luyện trong nhà trường... + Các yếu tố chủ quan của người quản lý:

 Nhận thức của các cán bộ QLGD nhà trường về tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐDH môn Sinh học theo hướng tích hợp. Khi các cán bộ QLGD trường THPT đã có nhận thức đúng đắn thì sẽ có những quan tâm chỉ đạo và biện pháp QL phù hợp để nâng cao chất lượng DH môn học của nhà trường mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD các cấp trong nhà trường. Với người QL có năng lực, được đào tạo cơ bản thì dễ dàng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh, đưa HĐDH của nhà trường tiến lên trạng thái mới về chất.

+ Các yếu tố chủ quan của đội ngũ GV:

 Nhận thức của người thầy về chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước đối với GD-ĐT; tầm quan trọng của các nội dung, biện pháp QL của cán bộ QLGD đối với đội ngũ GV để nâng cao chất lượng DH theo hướng tích hợp.

 Phẩm chất đạo đức, tính sư phạm và lòng tâm huyết của người thầy khi tham gia HĐDH.

 Tính năng động, sáng tạo của người thầy trong giảng dạy.

+ Các yếu tố chủ quan của HS

 Ý thức, thái độ, động cơ học tập của HS.

Tiểu kết chương 1

Quản lý HĐDH bộ môn là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác QL nhà trường THPT. Quản lý HĐDH theo hướng tích hợp là một nội dung mới nên cần có sự quan tâm sâu sát của các cấp quản lý. Để hoạt động DH nói chung và hoạt động DH môn Sinh học theo hướng tích hợp nói riêng đạt được mục tiêu và không ngừng nâng cao chất lượng DH, thì các cán bộ QLGD của nhà trường phải có những biện pháp QL hoạt động này một cách khoa học và phù hợp.

Để làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng và đề ra biện pháp tăng cường quản lý HĐDH môn Sinh học theo hướng tích hợp ở trường THPT Chuyên Thái Bình, tác giả đề tài đã đề cập và phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài, đồng thời cũng làm sáng tỏ những yêu cầu đối với quản lý HĐDH môn học đặc biệt là đối với quản lý HĐDH môn Sinh học theo hướng tích hợp ở trường THPT.

Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, quản lý tốt HĐDH giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng DH. Có nhiều yếu tố tác động đến HĐDH môn Sinh học ở trường THPT. Do đó, muốn nâng cao chất lượng DH môn học thì các nhà QL phải có những biện pháp tác động một cách khoa học và toàn diện lên tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình DH.

Những biện pháp đó sẽ được đề xuất ở chương 3, dựa trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng công tác quản lý HĐDH hiện nay ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH 2.1. Khái quát về thành phố Thái Bình

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm

trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định; phía đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Thành phố Thái Bình nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh cách thủ đô Hà 110

km về phía Tây Bắc, cách TP Hải Phòng 60km về phía Đông Bắc, thành phố Nam Định 19 km về phía Tây.

Thành phố Thái Bình có cao độ 2,6m, với diện tích trên 5 km2, dân số gần 200.000 người, mật độ dân số khoảng 40.000 người /km2. Là khu vực địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, lại có dòng sông Trà Lý chảy qua nên rất thuận lợi cho trồng các loại cây nông nghiệp. Ngoài thành phố còn phát triển thêm một số khu công nghiệp và làng nghề. Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và nhân dân Thành phố đã nỗ lực khắc phục khó khăn đã giành được những thành tựu đáng phấn khởi, kinh tế có sự tăng trưởng, năm 2013, ước tính tổng giá trị sản xuất của Thành phố là 6.362 tỷ đồng (đạt 91,6% kế hoạch), tăng 14,2% so với năm 2012 và tăng 2,4% so với bình quân chung của toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: công nghiệp – xây dựng chiếm 62,3%, thương mại - dịch vụ 34,6%, nông nghiệp – thuỷ sản 3,1%. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 436,6 triệu USD.

2.1.2. Về phát triển giáo dục

Quy mô phát triển giáo dục.

Năm học 2012 – 2013 mạng lưới trường lớp được phát triển: Giáo dục Mầm non : Có 22 trường gồm 345 lớp với 9099 HS. Giáo dục Tiểu học: Có 18 trường gồm 323 lớp với 12167 HS. Giáo dục THCS: Có 19 trường gồm 285 lớp với 9.286 HS.

Giáo dục THPT: Tổng số trường tên địa bàn là 4( 3 trường công lập và 1 trường dân lập) với 154 lớp, 7.861 HS. Duy trì sĩ số đạt 99%. Tuyển sinh vào lớp 10

đạt 76% tổng số HS tốt nghiệp THCS. Chất lượng giáo dục của các trường THPT

trên địa bàn Thành phố luôn ổn định và phát triển theo hướng tích cực.

2. 2. Quá trình phát triển của trường THPT Chuyên Thái Bình .

2.2.1. Đặc điểm tình hình trường THPT Chuyên 2.2.1.1. Sơ lược lịch sử nhà trường 2.2.1.1. Sơ lược lịch sử nhà trường

Năm 1988 trường THPT Chuyên Thái Bình được thành lập (theo quyết định số 463/QĐ – UB ngày 15/9/1988 của UBND Tỉnh Thái Bình) nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu đào tạo HS giỏi địa phương Thái Bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2. Môi trường giáo dục của trường

Địa bàn tuyển sinh của trường là toàn bộ địa bàn Tỉnh. Nhân dân trên địa bàn chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên tình hình kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc đầu tư về thời gian và kinh phí cho con em học hành còn rất nhiều hạn chế. Các em HS ngoài giờ học còn phải tham gia lao động sản xuất giúp đỡ gia đình nên thời gian dành cho học tập bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa do đa số HS ở xa các trung tâm văn hoá, trình độ dân trí nói chung còn thấp, gây không ít khó khăn cho công tác giáo dục của nhà trường. Nhiều HS ở xa so với trường nên việc đi lại rất khó khăn, việc trao đổi thông tin thường xuyên giũa nhà trường với phụ huynh gặp nhiều trở ngại. Cũng cần phải nói thêm rằng vì là một trường chuyên biệt nên có rất nhiều vấn đề cần phải có được sự hỗ trợ từ phía phụ huynh.

2.2.2. Một số kết quả các hoạt động giáo dục những năm gần đây 2.2.2.1. Về phát triển số lượng, duy trì sĩ số HS. 2.2.2.1. Về phát triển số lượng, duy trì sĩ số HS.

Năm năm gần đây quy mô của trường tăng cả về số lớp cũng như số HS. Nhà trường đã mạnh dạn tuyển thêm một số lớp chuyên và không chuyên.

Bảng 2.1: Quy mô HS của trường trong những năm gần đây

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Số lớp 36 38 38 39 39

Số HS 1228 905 1128 1350 1410

2.2.2.2. Về chất lượng giáo dục văn hoá

Tuy điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng thầy trò nhà trường xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên đã có rất

nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng nên mặc dù còn khó khăn về nhiều mặt như thiếu CSVC, đội ngũ GV thiếu, hoàn cảnh kinh tế xã hội ở địa phương còn nhiều khó khăn nhưng chất lượng giáo dục luôn được duy trì và từng bước được nâng cao.

Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục văn hoá đại trà của trường (Tỉ lệ %). Chất lượng Năm học Tổng số Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) TN (%) 2007- 2008 1063 76,5 22,8 0,7 0,0 0 100.0 2008- 2009 1228 95,3 4,7 0 0 0 100.0 2009- 2010 905 94.3 5.7 0 0 0 100.0 2010- 2011 1128 96.5 3.5 0 0 0 100.0 2011-2012 1350 95.4 4.6 0 0 0 100.0 2012-2013 1410 96.0 4.0 0 0 0 100.0

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nhà trường cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục mũi nhọn như:

Bồi dưỡng HSG cấp Quốc gia và Quốc tế, luyện thi Đại học. Tập trung công tác quản lý đội ngũ GV giỏi, tuyển chọn HS giỏi, có kế hoạch bồi dưỡng từ lớp 10 đến lớp 12 nên thành tích thi HSG hàng năm của trường luôn xếp khá cao và ổn định . Sau hơn 23 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đạt 870 giải Quốc gia trong đó 40 nhất, 240 nhì, 320 ba, 270 KK; hơn 115 lượt HS được dự thi vòng 2 trong đó 8 HS đạt giải Quốc tế và khu vực; 100% đạt giải HSG cấp Tỉnh. Tỉ lệ đỗ ĐH mấy năm gần đây đều đạt trên 96,5%.

Bảng 2.3: Chất lượng giáo dục mũi nhọn của trường

Năm học 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 -2011 2011-2012 2012-2013

Số giải tỉnh 76/80 80/80 80/80 80/80 80/80

Số giải QG 63 56 66 57 60

2.2.2.3. Về chất lượng GDĐĐ

Bảng 2.4. Thống kê xếp loại hạnh kiểm một số năm gần đây của HS Trường THPT Chuyên Thái Bình. Xếp loại Năm học Tổng số Tốt % Khá % TB % Yếu % Kém % 2007- 2008 1063 95,5 3,5 1.0 0 0 2008- 2009 1228 96,4 3,0 0,6 0 0 2009- 2010 905 97.9 1,7 0,4 0 0 2010- 2011 1128 98,1 1,3 0,6 0 0 2011-2012 1443 98,2 1,8 0 0 0 2012-2013 1475 98,4 1,6 0 0 0 Nguồn: BGH 2.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên của trường THPT Chuyên Thái Bình

2.2.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn về chất lượng, đều là Đảng viên. Về trình độ chuyên môn có 100% đạt ở trình độ đại học và thạc sỹ. Đa số CBQL đều có kinh nghiệm trên 5 năm về quản lý (chiếm gần 100%), đây là lực lượng tương đối ổn định, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và thành thạo trong công tác quản lý, thực sự là lực lượng nòng cốt, đầu đàn; 75% có trình độ trung cấp lý luận.

Bảng 2.5: Đội ngũ cán bộ quản lý Năm học TS Nữ ĐV Trình độ C.môn Thâm niên quản lí Tham gia BD CB QL Trình độ lý luận chính trị Độ tuổi Đ H Th S > 5 năm < 5 năm Sơ cấp Tr. cấp Cao cấp < 40 > 40 2010 – 2011 4 0 0 3 1 4 0 4 1 3 0 0 4 2011 – 2012 4 0 0 3 1 4 0 4 1 3 0 0 4 2012 – 2013 4 0 0 3 1 4 0 4 1 3 0 0 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường)

Qua bảng 2.5 ta thấy: Đội ngũ CBQL đạt chuẩn đào tạo, tuy nhiên đạt trình độ trên chuẩn còn ít. Như vậy, xét về cơ bản, cơ cấu đội ngũ CBQL ở các trường chưa được cân đối, tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý đều trên 40 tuổi, hoàn toàn đáp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng tích hợp ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình (Trang 41)