Một đội ngũ GV giảng dạy tốt không chỉ có đủ bằng cấp mà phải là những người giảng dạy có hiệu quả. Việc sử dụng công nghệ tin học trong quá trình giảng dạy môn Sinh học theo PPDH tích cực và theo hướng tích hợp là rất cần thiết. Đa số
các GV Sinh học đều nhận thức rõ vấn đề này nhưng không phải ai cũng có khả năng sử dụng tin học vào giảng dạy, không phải ai cũng có khả năng tích hợp các nội dung trong quá trình giảng dạy. Khi đề cập đến vấn đề tích hợp các nội dung trong giảng dạy bộ môn, nhiều GV còn e ngại. Để khảo sát hiện trạng các hoạt động giảng dạy của giáo viên tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 300 HS ở 10 lớp khác nhau tại trường THPT Chuyên Thái Bình. Kết quả thể hiện ở bảng 2.11 sau đây.
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động giảng dạy của GV
STT
Nội dung hoạt động Mức độ thực hiện Điểm TB
Thứ Bậc
5 4 3 2 1
1 Chuẩn bị bài soạn kỹ trước lên
lớp 210 45 42 0 3 4,53 4
2 Cập nhật mở rộng bài giảng
với nhưng kiến thức mới 180 63 36 18 3 4,33 6
3 Sử dụng phương tiện dạy
học tích cực 150 108 24 15 3 4,29 7
4
Thay đổi phương pháp giảng dạy khi HS không hứng thú học tập
165 63 42 12 18 4,15 9
5 Trao đổi với HS về phương
pháp học tập 126 120 45 3 0 4,17 8
6 Yêu cầu và hướng dẫn HS
chuẩn bị bài ở nhà 234 30 0 6 0 4,74 3
7 Kiểm tra việc tự học của HS 240 51 6 0 3 4,75 2
8
Lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phương pháp dạy học
135 72 78 6 9 4,06 10
9
Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học tập
10
Thực hiên kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của HS
246 45 9 0 0 4,79 1
11 Tích hợp các nội dung khác
liên quan đến bài học 96 81 60 36 24 3,60 11
Nhận xét: Việc chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp quyết định rất nhiều
đến chất lượng giờ dạy. Đa số GV đã làm tốt nhiệm vụ này nhưng cũng còn có số ít GV chủ quan, chưa chú trọng khâu chuẩn bị bài lên lớp. Thêm vào đó chưa có nhiều sự đầu tư vào chuyên môn nên có 57 HS cho rằng đa số GV không thường xuyên hoặc chưa cập nhật thông tin mở rộng bài giảng cho HS nên nội dung này chỉ đạt thứ 6. Ngoài ra phần lớn GV mới chỉ đơn thuần lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức mà chưa quan tâm nhiều việc làm thế nào cho HS cảm thấy hứng thú học tập, vẫn còn 48 ý kiến HS cho rằng GV ít hoặc không bao giờ trao đổi với HS về phương pháp học tập hiệu quả. Việc sử dụng phương tiện dạy học tích cực còn có tới 42 HS cho rằng GV ít hoặc không bao giờ sử dụng phương tiện DH tích cực trong giờ lên lớp. Điều này chứng tỏ sự trì trệ, tâm lý ngại khó sợ mất thời gian khi chuẩn bị lên lớp của GV. Cũng qua bảng khảo sát ta thấy GV đã chú ý yêu cầu HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhưng việc kiểm tra thì còn chưa triệt để do đó đôi khi không tạo được hứng thú cho những HS chăm chỉ, nghiêm túc làm bài mặt khác có thể dẫn tới việc chuẩn bị bài theo kiểu đối phó như chép hoặc tham khảo sách giải của những HS chưa có ý thức tự học.
Việc lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học và tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học tập chỉ có rất ít GV thực hiện. Có đến 93 ý kiến HS cho rằng GV ít hoặc không bao giờ lấy ý kiến phản hồi của HS, vì vậy vấn đề này xếp thứ 10. Đặc biệt việc tích hợp các nội dung liên quan trong các bài dạy được đánh giá thấp nhất, xếp cuối cùng trong bảng khảo sát. Có đến 120 ý kiến HS cho rằng GV ít hoặc không tích hợp các nội dung khác trong các bài dạy.
Đa số GV đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, thi nên họ đã thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết quả học tập của HS.
Có một thực tế là việc tích hợp các nội dung vào bài giảng được HS đánh giá là kém nhất, thể hiện ở điểm TB là 3,6 và xếp cuối cùng.
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về những nội dung liên quan đến việc dạy học tích hợp
1. Những ưu điểm của việc dạy học theo hướng tích hợp:
TT Nội dung hoạt động
Mức độ
5 4 3 2 1 Điểm
TB
Thứ bậc
1 Mục tiêu của việc học được xác định
một cách rõ ràng ngay từ đầu 5 2 1 0 0 5.1 1
2 Tránh được hiện tượng trùng lặp
các nội dung 6 1 0 0 0 4.9 2
3
Học sinh có khả năng thiết lập được mối quan hệ giữa các khái niệm, vấn đề
6 0 1 0 0 4.7 3
4 Học sinh thấy rõ ý nghĩa thực
tiễn của việc học 4 2 0 1 0 4.3 4
2. Nhược điểm của việc dạy học theo hướng tích hợp:
1 Đòi hỏi khả năng chủ động tổ
chức của người dạy 7 0 0 0 0 5 1
2 Đòi hỏi khả năng tự giác, tích
cực của học sinh 5 1 0 1 0 4.4 2
3 Cần nhiều hệ điều kiện kèm theo
(trang thiết bị…) 4 1 2 0 0 4.3 3
3. Những thuận lợi khi dạy học theo hướng tích hợp:
1
Phần lớn các cấp quản lý đều thấy được xu hướng dạy học theo hướng tích hợp là tất yếu
2 1 2 2 0 3.4 3
2
Đa số giáo viên muốn hướng theo phương pháp dạy học theo hướng tích hợp
3
Phần lớn đội ngũ giáo viên trẻ đã tiếp cận với phương pháp dạy học tích hợp
4 2 1 0 0 4.4 1
4
Nhiều cơ sở giáo dục đã đáp ứng về cơ sở vật chất cho dạy học tích hợp
3 1 1 2 0 3.7 2
4. Những khó khăn khi dạy học theo hướng tích hợp:
1 Xu hướng sợ thay đổi, ngại khó
trong đội ngũ quản lý 4 1 1 1 0 4.1 4
2
Tính chủ động tiếp cận phương pháp dạy học tích hợp ở giáo viên còn chưa cao
5 2 0 0 0 4.7 2
3
Chưa có sự đồng bộ giữa SGK, chất lượng giáo viên với phương pháp dạy học tích hợp
7 0 0 0 0 5 1
4 Cơ sở vật chất cho dạy học tích
hợp còn thiếu 6 0 1 0 0 4.7 2
Nhận xét: Phần lớn giáo viên đã nhận thức được rõ những ưu điểm, nhược điểm của việc dạy học theo hướng tích hợp ở trường phổ thông. Điều này được thể hiện qua điểm trung bình đều từ 4,3 trở lên. Với nhận thức như thế thì việc đinh hướng dạy học theo hướng tích hợp là vấn đề tất yếu và đã nhận được sự đồng thuận của phần lớn giáo viên.
Về những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học theo hướng tích hợp thì thể hiện rõ những điều còn đáng lo ngại. Phần lớn giáo viên cho rằng ở cấp quản lý đã biết được ưu điểm của dạy học tích hợp nhưng còn chưa sẵn sàng cho việc quản lý giáo viên theo hướng này. Ngoài ra, hiện tượng có sức ỳ lớn ở trong đội ngũ giáo viên, ngại thay đổi mặc dù biết được ưu điểm của nó. Cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng, thiếu sự đồng bộ giữa chương trình, GSK và những đòi hỏi của dạy học theo hướng tích hợp. Qua đây, các cấp quản lý cũng cần có sự đổi mới hơn nữa trong tư duy, chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận phương pháp quản lý mới đáp ứng tốt hơn với xu hướng dạy học theo hướng tích hợp.
Bảng 2.11: Mức độ sử dụng các phương pháp Số lượng HS được hỏi PP thuyết trình, giải thích PP trao đổi, vấn đáp PP nêu và giải quyết vấn đề PP tương tác nhóm, thực hành TN 300 SL % SL % SL % SL % 175 58.33 72 24.00 25 8.33 28 9.34 58.33, 59% 24, 24% 8.33, 8% 9.34, 9% PP thuyết trình PP trao đổi, vấn đáp PP nêu và giải quyết vấn đề PP tương tác nhóm thực hành TN
Biểu đồ 2.1: Thực trạng sử dụng các PPDH môn Sinh học của GV tại trường THPT Chuyên Thái Bình
Kết quả cho thấy hình ảnh người thầy trên lớp với bảng đen, phấn trắng ngày nào vẫn thế. PP thuyết trình, giải thích vẫn còn được sử dụng phổ biến với tỷ lệ 58.33%, PP trao đổi, vấn đáp được giáo viên thỉnh thoảng sử dụng chiếm 24%, PP nêu và giải quyết vấn đề còn quá kiêm nhường chỉ có 8.33%, PP tương tác nhóm, thực hành TN cũng chưa có nhiều đột phá chỉ có 9.34%. Qua phỏng vấn trao đổi với giáo viên thì phương pháp tương tác nhóm, thực hành thí nghiệm giáo viên cũng đã quan tâm nhưng vì khả năng của bản thân còn hạn chế về mặt chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm, ngoài ra còn do thời gian phân bố chương trình quá nặng không đủ thời gian để tiến hành thí nghiệm thực hành, có chăng chỉ là thực hành thí nghiệm kiểm chứng.