Kiến nghị với CHQ tỉnh BR-VT và TCHQ

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 100)

- CHQ tỉnh BR-VT cần đảm bảo biên chế cho phòng QLRR từ 10 đến 15 cán bộ công chức; mỗi CCHQ có ít nhất 02 cán bộ chuyên trách làm công tác QLRR.

-Bộ Tài chính thành lập Cục QLRR thuộc TCHQ thay cho Ban QLRR như hiện nay để đảm bảo vai trò, hướng dẫn, triển khai, điều phối và giữ vai trò chủ trì trong phối kết hợp giữa các đơn vị Vụ, Cục thuộc TCHQ trong công tác QLRR.

- TCHQ thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ công chức làm công tác QLRR, chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ chuyên gia vừa làm nòng cốt tại các đơn vị đồng thời có khả năng tập huấn cho các cán bộ công chức mới nhằm phục vụ cho công tác chuyển đổi, luân chuyển vị trí công tác.

-TCHQ cần sớm tích hợp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng tập trung dữ liệu, một đơn vị cập nhật để chia sẻ cho toàn ngành, đảm bảo truy nhập, khai thác nhanh chóng; dữ liệu chính xác, có độ tin cậy cao.

3.5. Tóm tắt chương 3

Ở chương 3, tác giả phân tích những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM như chính sách kinh tế vĩ mô, đặc điểm của tỉnh BR-VT, chính sách thuế và cơ chế điều hành XNK, môi trường pháp luật hải quan, nhận dạng những cơ hội và nguy cơ. Trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh và điểm yếu của CHQ tỉnh BR-VT đã phân tích ở chương II

giải pháp nâng cao hoạt động quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM đồng thời cũng đưa ra các đề xuất kiến nghị với CHQ tỉnh BR-VT, TCHQ, Bộ Tài chính

KẾT LUẬN

Với khối lượng hàng hóa XNK không ngừng tăng lên trong khi nguồn lực có hạn, ngành Hải quan phải áp dụng QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM mới có thể vừa đảm bảo quản lý hải quan chặt chẽ vừa thông quan nhanh chóng hàng hóa và tạo thuận lợi cho các hoạt động XNK, đầu tư... Quản lý HSRR là một hoạt động nghiệp vụ cơ bản có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ hải quan hiện nay, giúp cho cơ quan hải quan đưa ra các quyết định kiểm tra hoặc thông quan một cách chính xác.

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác quản lý HSRR, dựa trên tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới, thực tiễn công tác của Hải quan Việt Nam và các tài liệu về kinh nghiệm của Hải quan một số nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; phân tích, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức xây dựng HSRR của CHQ tỉnh BR-VT; phân tích điểm mạnh, điểm yếu của CHQ tỉnh BR-VT trong công tác quản lý HSRR, dự báo các cơ hội và nguy cơ trong tương lai để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý HSRR cho phù hợp với tình hình thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa XK-NKTM.

Tác giả hy vọng các giải pháp được đưa ra trong kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể giúp ích cho CHQ tỉnh BR-VT trong công tác quản lý HSRR, đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có hạn của mình; luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý HSRR./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Albert Sydney Hornby. (2005). Oxford Advanced Learner's Dictionary. Oxford University Press , Oxford.

[2] Nguyễn Lân (1998). Từ điển Từ và ngữ Việt Nam. NXB Tp. Hồ Chí Minh. [3] Hoàng Phê - Vũ Xuân Lương - Phạm Thị Thủy (2007). Từ Điển Tiếng Việt. NXB Tp. Đà Nẵng, Đà Nẵng

[4] Đoàn Thị Hồng Vân (2007). Quản trị rủi ro và khủng hoảng. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[5] William &Michael Smith (1995). Risk Management and Insurance. Irwin/McGraw-Hill Press , Boston.

[6] Doherty (1985). Corporate Risk Management: A Financial Exposition. Mcgraw- Hill College Press, Boston.

[7] Nguyễn Thanh Tuấn (2006). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[8] Sở Giao thông vận tải tỉnh BR-VT (2005) Quy hoạch phát triển cảng tổng hợp– Container trên sông Thị Vải, Tỉnh BR-VT.

[9] Cục Hải quan tỉnh BR-VT (2007) Hình trụ sở CHQ, Tỉnh BR-VT. [10] Quốc hội (2001). Luật Hải quan, 10/2001/L-CTN, Hà Nội. [11] Quốc hội (2006). Luật Quản lý thuế, 78/2006/QH11, Hà Nội. [12] Bộ Tài chính (2001). Quyết định, 48/2008/QĐ-BTC, Hà Nội.

[13] CHQ tỉnh BR-VT (2008,2009, 2010, 2011, 2012). Báo cáo tổng kết, Bà Rịa – Vũng Tàu.

[14] Tổng CHQ (2002), Hợp tác quốc tế, Hải quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?ID=8

[15] Phượng Diễm (2008), Dự án JICA về quản lý rủi ro: Hướng tới quản lý rủi ro

đạt chuẩn mực quốc tế, Hải quan Việt Nam,

[16] Nhật Minh (2008), Hệ thống quản lý rủi ro của cơ quan thuế và hải quan

Hoàng gia Anh, Hải quan Việt Nam,

http://www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/Print.aspx?ID=17382

[17] Khánh Minh (2010), Kinh nghiệm quản lý rủi ro của hải quan Nam Phi, http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?List=d46d405b %2D6620%2D4748%2Daee7%2D07b0233fdae6&ID=17913

[18] Khánh Minh (2008), Các công cụ quản lý rủi ro của WCO, http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?List=d46d405b %2D6620%2D4748%2Daee7%2D07b0233fdae6&ID=17975

[19] Khánh Minh (2008), Khái quát về hải quan Italia, Hải quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?List=d46d405b %2D6620%2D4748%2Daee7%2D07b0233fdae6&ID=17377

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)