Nhận dạng những cơ hội và nguy cơ liên quan đến quản lý HSRR hàng

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 84 - 88)

hóa XK-NKTM

3.1.5.1. Những cơ hội

-Ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao:

+Ngày 13/05/2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/2011/TT-BTC quy định về việc áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định. Theo đó, các doanh nghiệp có quá trình tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về thương mại, đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp trong hoạt động XNK hoặc đã có sai phạm nhưng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức thấp, có kim ngạch XK, NK ở mức độ theo quy định, thực hiện chế độ kế toán minh bạch, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với tất cả hàng hoá XK, NK, thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ được hưởng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.

+ Các ưu tiên mà doanh nghiệp được hưởng là: Được đăng ký tờ khai trước khi hàng hóa tập kết tại địa điểm quy định; miễn kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; giải phóng hàng bằng tờ khai đơn giản, bổ sung thông tin/hồ sơ trong thời hạn quy định; nộp phí hải quan định kỳ; áp dụng chế độ hoàn thuế trước, thanh khoản trước, kiểm tra sau; được yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Với những quy định ưu tiên trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan sẽ nâng cao được sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Điều này là động lực rất lớn để các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật nhằm đảm bảo cho hàng hóa của mình được hưởng các chế độ ưu tiên;

- Các lợi ích từ hợp tác quốc tế về Hải quan: Hợp tác quốc tế về Hải quan cho

cải tiến hoặc xây dựng mới một mô hình QLRR phù hợp với trình độ và thực tiễn của Hải quan Việt Nam. Mỗi cơ quan hải quan có một mô hình QLRR riêng có của nó, có những ưu thế hơn các đối tác nhưng đồng thời cũng có những yếu điểm cần khắc phục. Vấn đề là làm thế nào phải đảm bảo ưu điểm phải vượt trội hơn so với khuyết điểm. So với các đối tác trong WCO, Hải quan Việt Nam mới chỉ bắt đầu áp dụng QLRR nên có điều kiện tham khảo, học tập các nước để xây dựng mô hình QLRR cho mình. Những yếu tố chính cần phải quan tâm khi xây dựng một mô hình QLRR gồm:

+Luật hóa các quy định về QLRR, kể việc luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc công nhận để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các hoạt động thu thập và xử lý thông tin, xác định và đánh giá rủi ro.

+Tổ chức bộ máy, nhân sự của đơn vị chuyên trách về QLRR. +Kỹ thuật xác định, đánh giá và xử lý rủi ro.

Hải quan Việt Nam tổ chức và hoàn thiện mô hình QLRR theo ba cấp thống nhất từ trung ương xuống địa phương, từ TCHQ đến CHQ tỉnh BR-VT, đến CCHQ. Ở mỗi cấp, công tác QLRR do một đơn vị chuyên trách đảm nhận.

- Tổ chức bộ máy QLRR sẽ được hoàn thiện theo các luật mới: Luật sửa đổi

bổ sung luật Hải quan dự kiến bổ sung quy định Hải quan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới và tại các tổ chức quốc tế có liên quan về Hải quan và được cử đại diện ở nước ngoài. Quy định mới này đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thu thập thông tin về các hoạt động tội phạm, các phương thức thủ đoạn vi phạm, các xu hướng của tội phạm quốc tế ở ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục cho công tác QLRR.

+ Hiện tại, hệ thống cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại và đại diện các cơ quan quản lý khác của Việt Nam tại nước ngoài khi cần cũng hỗ trợ tham gia một số vụ việc mà công tác hải quan yêu cầu. Tuy nhiên, do nguồn biên chế có hạn, lĩnh vực không chuyên, quan hệ hợp tác với Hải quan các nước chưa sẵn có, chỉ dựa trên cơ sở vụ việc nên việc tiếp cận không thuận lợi, hiệu quả công việc thấp,

thông tin phúc đáp chậm hoặc không có, các mảng việc được theo dõi riêng rẽ thiếu tính tập trung, thống nhất. Ngoài ra, việc một cơ quan khác (không phải là Hải quan) thực hiện các thủ tục liên hệ, tiếp nhận thông tin, trao đổi với một cơ quan Hải quan nước ngoài sẽ ít có được sự sẵn sàng hợp tác có hiệu quả như mong muốn do các yêu cầu về bảo mật và sử dụng thông tin hải quan nêu tại hầu hết các văn kiện hợp tác hải quan.

+ Việc cử đại diện Hải quan ở nước ngoài sẽ hỗ trợ có hiệu quả việc hợp tác, trao đổi thông tin và hỗ trợ hành chính giữa các cơ quan hải quan trong các điều ước quốc tế về Hải quan. Ngoài ra, kinh nghiệm của các nước cho thấy, Hải quan các nước đã cử nhiều đại diện Hải quan ra nhiều nước liên quan để làm việc trực tiếp trên cơ sở quan hệ lâu dài do hoạt động quản lý hải quan là một hệ thống có tính chuyên biệt, các nội dung nghiệp vụ có mối liên hệ ràng buộc có tính quốc tế cao.

3.1.5.2. Những nguy cơ

- Xuất hiện các vi phạm pháp luật mới trong lĩnh vực hải quan:

Hoạt động ngoại thương phát triển, nhiều loại hình kinh doanh thương mại XNK ra đời làm gia tăng yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan, đồng thời xuất hiện nhiều đối tượng, thủ đoạn vi pham pháp luật mới mà cơ quan hải quan chưa có thông tin hoặc chưa có kinh nghiệp đối phó.

+ Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, một số loại tội phạm mang tính quốc tế sẽ tiếp tục gia tăng theo quy luật, trong đó có các loại tội phạm thuộc phạm vi, trách nhiệm của cơ quan hải quan như buôn bán vũ khí, chất phóng xạ, gian lận thương mại và lừa đảo trong lĩnh vực đầu tư, tội phạm rửa tiền, sản xuất và lưu hành tiền giả, buôn bán ma túy, cổ vật, động vật hoang dã, buôn lậu quốc tế với sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức tội phạm của người nước ngoài với các băng nhóm tội phạm là người Việt Nam.

+Điều cần cảnh giác là các tổ chức tội phạm quốc tế sẽ trà trộn, giả dạng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lớn, khách du lịch, thậm chí cả các đoàn ngoại giao để xâm nhập vào nước ta nhằm thực hiện tội phạm hoặc chỉ huy các đối tượng đang

ở Việt Nam thực hiện tội phạm. Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang là một thách thức lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. các tổ chức tội phạm này cũng nhắm tới đối tượng là công chức hải quan để móc nối, mua chuộc, hối lộ nhằm vô hiệu lực lượng hải quan. Mặt khác, khi thực thi các hiệp định ưu đãi thuế quan: CEPT, Asean – Trung Quốc, Asean – Hàn Quốc, Asean – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, Asean - Ấn Độ, Asean – Úc – Newzealand, Việt nam phải thực hiện cắt giảm thuế NK đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước đối tác. Từ đây xuất hiện nguy cơ, thủ đoạn giả mạo xuất xứ hàng hóa để trốn thuế hoặc để được hưởng các chế độ ưu đãi.

+Đây là vi phạm pháp luật hải quan tương đối phổ biến hiện nay, bởi khi gian lận C/O, mức thuế suất của hàng hóa XNK sẽ được giảm mạnh, làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh. Thủ thuật gian lận được thể hiện dưới nhiều hình thức như cung cấp thông tin sai về tên nước xuất xứ vào tờ khai hải quan, giả mạo C/O. Nhiều chủ hàng còn sử dụng hình thức QC hàng hóa tại một nước trung gian nhằm thay đổi xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo nước QC nhằm tránh những quy định hạn chế về hạn ngạch và được hưởng các ưu đãi.

+Một thủ đoạn khác về gian lận xuất xứ là hiện tượng gian lận về xuất xứ hàng hóa XK từ Việt Nam sang EU và Mỹ. Đã có tình trạng các doanh nghiệp ở một số nước gặp khó khăn trong việc XK sang Mỹ và EU, đã chuyển khẩu hàng sang Việt Nam nhằm lợi dụng xuất xứ Việt Nam để XK hàng vào các nước Mỹ và EU. Một số ngành hàng của Việt Nam đã bị áp đặt thuế chống bán phá giá cũng có một phần do nguyên nhân này.

- Hạn chế trong đội ngũ công chức hải quan : Tác động tiêu cực của nền

kinh tế thị trường sẽ làm cho một bộ phận công chức hải quan suy thoái về đạo đức nghề nghiệp. Tình trạng lơ là chức trách nhiệm vụ, gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của một bộ phận công chức trong khi thực hiện nhiệm vụ , thậm chí có thể móc nối với tội phạm trong lĩnh vực Hải quan, làm giảm đi hiệu lực của cơ quan hải quan, gây nhức nhối dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của ngành Hải quan.

Sự tồn tại của tham nhũng đe dọa hạn chế đáng kể năng lực của cơ quan Hải quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức mình. Những ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của tham nhũng có thể là:

+ Làm giảm mức độ an ninh quốc gia và bảo vệ cộng đồng. + Gian lận về thuế và làm giảm ngân sách.

+ Giảm đầu tư nước ngoài.

+ Tăng các khoản chi tiêu mà cộng đồng phải trả thêm.

+ Sự tồn tại dai dẳng các trở ngại cho thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự mất lòng tin của người dân vào các cơ quan công quyền.

+ Làm giảm mức độ tin tưởng và hợp tác giữa các tổ chức Hải quan và các cơ quan Nhà nước khác.

+ Làm giảm mức độ chấp hành pháp luật và các quy định về hải quan.

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 84 - 88)