Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 91 - 93)

Hiện nay, thông tin phục vụ công tác quản lý HSRR chủ yếu được thu thập từ các hệ thống dữ liệu nghiệp vụ hải quan như hệ thống thông tin tờ khai XNK, hệ thống thông quan thông quan điện tử, hệ thống quản lý dữ liệu về giá tính thuế đối với hàng hóa XK-NKTM, hệ thống theo dõi tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp, hệ thống theo dõi thông tin vi phạm của doanh nghiệp, hệ thống quản lý thông tin về chính sách điều hành XNK… Trong khi đó, các nguồn khác như thông tin về nhà xuất khẩu, nhập khẩu ở nước ngoài, thông tin về nhà đầu tư ở nước ngoài, quy trình sản xuất hàng nhập khẩu, giá chào bán hàng nhập khẩu, thông tin về bản khai hàng hóa trước khi tàu đến Việt Nam… hầu như không đáng kể, đặc biệt là tại các CCHQ.

Một nguồn thông tin khác rất quan trọng trong công tác quản lý HSRR chưa được CHQ tỉnh BR-VT quan tâm đó là thông tin từ công tác phân tích dự báo, thường xuyên hoặc định kỳ nhằm cung cấp các báo cáo về thực trạng và những bất cập, sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan; những nguy cơ vi phạm, tội phạm trong các lĩnh vực hải quan nhằm định hướng, hỗ trợ cho các lĩnh vực chính sách, bố trí sắp xếp nguồn lực và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Một khi nguồn thông tin còn hạn chế thì các kết quả phân tích sẽ có độ chính xác không cao dễ dẫn đến việc xác định sai rủi ro. Vì vậy tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan là yêu cầu tất yếu của CHQ tỉnh BR- VT.

-Đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm tỉnh BR-VT hoặc các đơn vị hải quan ngang cấp, phải chủ động ký kết và xây dựng cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và có xác thực,

phản hồi.

-Tăng cường công tác thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan ở nước ngoài trên cơ sở kiến nghị TCHQ thúc đẩy quan hệ hợp tác, tiến tới ký kết các hiệp định, thỏa thuận giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin nghiệp vụ hải quan và trao đổi chỉ số đánh giá rủi ro.

-Triển khai công tác phân tích, dự báo; thường xuyên hoặc định kỳ cung cấp các báo cáo về thực trạng và những bất cập, sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan; những nguy cơ vi phạm, tội phạm trong các lĩnh vực hải quan nhằm định hướng, hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM bố trí sắp xếp nguồn lực và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

3.3.3.Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động nhằm nâng cao quản lý

HSRR trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan

-Về tổ chức bộ máy: CHQ tỉnh BR-VT thành lập phòng QLRR là phù hợp với yêu cầu công tác, đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ chính như: Chủ trì, đầu mối của CHQ tỉnh BR-VT về công tác thu thập, xử lý nghiệp vụ hải quan; chia sẻ, trao đổi, cung cấp thông tin giữa CHQ tỉnh BR-VT với các cơ quan ban ngành trong Tỉnh và các đơn vị trong ngành Hải quan; xây dựng phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu và các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ của CHQ tỉnh BR-VT; phân tích, đánh giá rủi ro để điều phối hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; quản lý tuân thủ và thực thi chính sách tuân thủ đối với tổ chức cá nhân tham gia hoạt động hải quan. Tuy nhiên, ở cấp Chi cục không có bộ phận chuyên trách quản lý HSRR nên chất lượng công tác không đáp ứng yêu cầu. Bộ phận quản lý HSRR tại CCHQ có vai trò rất quan trọng vì đây là bộ phận trực tiếp thực hiện các kết quả quản lý HSRR, trực tiếp thu thập thông tin doanh nghiệp, trực tiếp đánh giá kết quả quản lý HSRR… nhưng phần lớn là kiêm nhiệm. Thực tế cho thấy, công chức khi được giao công việc kiêm nhiệm khác, thì công việc kiêm nhiệm này lại trở thành nhiệm vụ chính của công chức đó và xem nhẹ công việc quản lý HSRR.

-Về nhân sự: Hiện nay CHQ tỉnh BR-VT đang thực hiện chế độ điều động, luân chuyển cán bộ công chức theo định kỳ mà không quan tâm đến luân chuyển theo chuyên môn sâu làm cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý HSRR mất ổn định, không có điều kiện để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp.

Do đó, cần phải hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động nhằm nâng cao quản lý HSRR trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng:

-Tổ chức bộ máy: cần kiến nghị TCHQ sớm quyết định theo hướng chuyên sâu, độc lập. Mô hình tổ chức của bộ phận làm công tác QLRR tại CHQ tỉnh BR- VT gồm 2 cấp: cấp phòng thuộc CHQ Tỉnh, cấp Đội thuộc CCHQ.

-Cơ chế điều hành: phân cấp nhiệm vụ và quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp, đơn vị trong việc tổ chức xây dựng HSRR; trong đó tập trung phân quyền cho Đội chuyên trách thuộc CCHQ trong việc xây dựng HSRR nhằm đảm bảo việc điều phối phân luồng kiểm tra trong phạm vi cấp Cục và Chi cục.

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 91 - 93)