Tăng cường năng lực đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 93 - 97)

Tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời, đúng đắn các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về thuế, cụ thể là việc chấp hành các quy định về khai báo hàng hóa, trị giá, thuế suất và số thuế phải nộp khi XK, NK hàng hóa. Khi tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được nâng cao, điều đó chứng tỏ chính sách pháp luật về hải quan, về thuế đã được ban hành và thực thi có hiệu quả, đạt được mục tiêu mong muốn. Đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp giúp cơ quan hải quan có cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro vi phạm pháp luật làm căn cứ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XK, NK.

Trên thực tế, CHQ tỉnh BR-VT chỉ mới thực hiện việc đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các thông tin do doanh nghiệp tự kê khai, chưa thực hiện xác minh thông tin. Nguồn thông tin thứ hai mà CHQ tỉnh BR-VT sử dụng để quản tuân thủ doanh nghiệp là kết quả thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa XK-NKTM của doanh nghiệp được ghi nhận trong các hệ thống

công nghệ thông tin. Như vậy đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên đến làm thủ tục hải quan hoặc đã lâu không có hoạt động XNK thì CHQ tỉnh BR-VT hầu như không có thông tin hoặc thông tin không còn phù hợp để xác định rủi ro cũng như thiết lập HQRR. Hơn nữa, CHQ tỉnh BR-VT thực hiện đánh giá sự tuân thủ nhưng chưa có một chính sách ưu tiên nào trong thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, vì vậy không khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tuân thủ.

Do đó, CHQ tỉnh BR-VT tăng cường năng lực đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp, cụ thể:

- Kiến nghị TCHQ xây dựng, hoàn thiện các quy định về cơ chế, chính sách quản lý tuân thủ doanh nghiệp theo hướng khuyến khích ưu tiên các doanh nghiệp hợp tác và chấp hành tốt pháp luật hải quan. Điều chỉnh bổ sung tiêu chí đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt PLHQ đảm bảo việc đánh giá và ưu tiên đúng đối tượng.

- Triển khai các chương trình đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp; quản lý, theo dõi, đánh giá rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp do TCHQ triển khai để đảm bảo việc thực thi tuân thủ đối với doanh nghiệp.

- Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác, tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp; ký kết các biên bản ghi nhớ trong việc hợp tác trao đổi cung cấp thông tin phục vụ công tác QLRR với các tập đoàn, hiệp hội hoặc công ty lớn; xây dựng cơ chế thúc đẩy việc cung cấp thông tin trước về hàng hóa XNK; triển khai biện pháp thông báo, hướng dẫn khắc phục nguy cơ rủi ro về tuân thủ của doanh nghiệp.

- Định kỳ rà soát đánh giá sự tuân thủ của các doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT, loại ra khỏi danh sách ưu tiên các doanh nghiệp không đủ điều kiện và đưa vào danh sách ưu tiên các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

3.3.5.Tăng cường sự phối hợp từ các đơn vị trong và ngoài ngành và hợp tác

quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HSRR

Trong cơ cấu tổ chức, hoạt động hiện nay của CHQ tỉnh BR-VT có nhiều đơn vị thực hiện chức năng thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan tồn tại và hoạt động song song với đơn vị QLRR như: Phòng Xử lý vi phạm, thu thập xử lý thông tin về vi phạm pháp luật của doanh nghiệp; Phòng Giám sát quản lý, thu thập xử lý thông tin về chính sách điều hành XNK, xuất xứ hàng hóa; Phòng Thuế XNK thu thập xử lý thông tin về trị giá giao dịch, chính sách thuế... Qua theo dõi thực tế cho thấy, mô hình này chưa thực sự hiệu quả, thông tin thu thập được sau khi xử lý chủ yếu chỉ để phục vụ riêng cho mục đích chuyên môn của chính đơn vị đó, chưa có quy định về phối hợp trong việc cung cấp, trao đổi thông tin.

Các đơn vị chức năng thuộc các bộ ngành liên quan đóng trên địa bàn tỉnh BR-VT như Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, Cục thuế có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý, kiểm tra, điều tra về hoạt động của các đối tượng có liên quan đến lĩnh vực hải quan. Kết quả của hoạt động này là nguồn thông tin quan trọng giúp cơ quan Hải quan cập nhật, bổ sung hồ sơ rủi ro. Hiện nay, CHQ tỉnh BR-VT đã xây dựng cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan nêu trên theo hình thức quy chế phối hợp trao đổi thông tin. Tuy đã có quy chế phối hợp trao đổi thông tin nhưng các cơ quan này thực hiện một cách miễn cưỡng và tính ràng buộc không cao.

Việc trao đổi, cập nhật thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trên thế giới và khu vực của CHQ tỉnh BR-VT thường rất chậm, chủ yếu là việc sử dụng các thông tin thứ cấp. Hợp tác quốc tế về quản lý rủi ro hầu như không có, do cơ chế chưa cho phép CHQ tỉnh BR-VT thực hiện điều này.

Công tác quản lý HSRR tạo cơ sở nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan, đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần tăng cường sự phối hợp từ các đơn vị trong và ngoài CHQ tỉnh BR-VT và hợp tác quốc tế, cụ thể:

-Tăng cường trao đổi cung cấp thông tin giữa đơn vị thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan và đơn vị QLRR, trong đó đơn vị QLRR cần được cung cấp

thường xuyên thông tin về các đối tượng có nghi vấn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, các xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trong nước, khu vực và quốc tế; các cảnh báo về rủi ro liên quan đến các quốc gia khu vực, tuyến, địa bàn trọng điểm... các thông tin có ý nghĩa quan trọng cho việc định hướng công tác quản lý HSRR cũng như việc điều chỉnh tiêu chí đánh giá rủi ro.

-Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ các hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Đây là đơn vị chuyên trách có các biện pháp nghiệp vụ đặc thù như: điều tra cơ bản, sưu tra, mạng lưới cơ sở bí mật, đấu tranh chuyên án, trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật để tiến hành nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, xác định những đối tượng nghi vấn đưa vào diện điều tra nghiên cứu, sàng lọc và áp dụng các biện pháp cần thiết để điều tra, xác minh làm rõ vi phạm.

-Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ các hoạt động kiểm tra trong và sau thông quan. Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng HSRR, một trong những nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới đó là: tổ chức, kiện toàn hoạt động kiểm tra trong và sau thông quan dựa trên nền tảng QLRR, trong đó chú trọng đến chất lượng công tác kiểm tra đảm bảo phản ánh đúng tình trạng rủi ro được đánh giá; kiên quyết loại trừ các hành vi tuỳ tiện, qua loa hoặc vì lợi ích cá nhân cố tình làm sai lệch kết quả kiểm tra. Đồng thời tổ chức tốt hệ thống cập nhật, thu thập thông tin phản hồi từ quá trình làm thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan.

- Chủ động thu thập thông tin liên quan đến rủi ro từ các đơn vị chức năng liên quan, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp trong việc xử lý đối với các rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Các đơn vị chức năng thuộc các bộ ngành liên quan như: Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, cơ quan thuế có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý, kiểm tra, điều tra về hoạt động của các đối tượng có liên quan đến lĩnh vực hải quan. Kết quả của hoạt động này là nguồn thông tin quan trọng giúp cơ quan Hải quan cập nhật, bổ sung HSRR.

-Sử dụng tốt nguồn thông tin từ hoạt động hợp tác quốc tế của TCHQ. Việc tăng cường hợp tác quốc tế giúp cơ quan Hải quan cập nhật kịp thời thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trên thế giới và khu vực, đồng thời có điều kiện tiếp nhận các thông tin về các đối tượng buôn lậu tại Việt Nam hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại tại Việt Nam. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc cập nhật, điều chỉnh, bổ sung HSRR.

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 93 - 97)