Cũng nhƣ các NHTM khác, NHNo&PTNT Việt Nam cũng thực hiện các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán ngân quỹ, các dịch vụ NHTM khác. Sau đây là một số chỉ tiêu hoạt động chính của NHNo&PTNT Việt Nam qua các năm gần đây:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của NHNo&PTNT Việt Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng nguồn vốn 391.520 466.020 519.758 564.640 % tăng trưởng 28,09% 19,03% 11,53% 8,64% 2 Tổng dƣ nợ 284.679 354.884 415.239 449.894 % tăng trưởng 22,75% 24,66% 17,01% 8,35% 3 Tỷ lệ dƣ nợ/Tổng tài sản 72,71% 76,15% 79,89% 80,23% 4 Tỷ lệ nợ xấu 2,68% 2,61% 3,71% 6,10% 5 Tổng doanh thu 49.059 50.241 60.591 122.443
- Doanh thu từ hoạt động tín dụng 43.360 42.295 53.568 119.054 - Doanh thu ngoài hoạt động tín
dụng 5.699 7.946 7.023
3.389
- % doanh thu ngoài hoạt động tín
dụng 11.62% 15,82% 11,59%
2,77%
6 Lợi nhuận trƣớc thuế 2.413 3.744 3.478 6.784
7 Lợi nhuận sau thuế 1.803 2.831 2.664 5.690
8 Vốn chủ sở hữu 16.695 19.515 29.511 40.570 9 ROA (=LNST/Tổng tài sản) 0,51% 0,66% 0,54% 1,01% 10 ROE (=LNST/Vốn CSH) 13,28% 15,64% 10,87% 14,02%
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2008, 2009, 2010, 2011)
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tuy đã phục hồi sau khủng hoảng, nhƣng thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ một cuộc khủng hoảng khác, nhƣ khủng hoảng nợ ở Châu Âu,
62
vấn đề nợ công, thất nghiệp, thâm hụt ngân sách ở một số nền kinh tế lớn vẫn chƣa chấm dứt. Lạm phát ở một số nƣớc tăng cao, giá vàng và USD biến động mạnh, giá cả một số mặt hàng chính tăng cao đã tác động mạnh đến tình hình kinh tế Việt Nam.
Chịu sự ảnh hƣởng của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế thể hiện rõ nét, đặc biệt là lạm phát và tỷ giá. Lạm phát năm 2010 ở mức 11,75% vƣợt xa mục tiêu của Chính phủ, thâm hụt thƣơng mại vẫn ở mức cao, làm giảm dự trữ ngoại hối gây sức ép lên đồng nội tệ; xu hƣớng tăng giá cả trên thị trƣờng thế giới sẽ gây áp lực đến mặt bằng giá cả trong nƣớc; thiên tai, dịch bệnh vẫn còn có nguy cơ xảy ra và diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Cụ thể:
Nguồn vốn qua các năm đều tăng trƣởng do NHNo&PTNT Việt Nam đã chú trọng thực hiện tốt cơ cấu nguồn vốn (tăng trƣởng nguồn vốn ổn định từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế; giảm nguồn vốn không ổn định đối với tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính) thông qua thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, các hình thức huy động vốn, lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với từng thị trƣờng; tổ chức thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá dự thƣởng.
63
Hình 2.2: Tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2008, 2009, 2010, 2011)
Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn không đạt mục tiêu đề ra; cơ cấu vốn tại một số chi nhánh chƣa hợp lý; nguồn vốn trên hai địa bàn Hà Nội, Hồ Chí Minh tăng trƣởng thấp so với bình quân toàn hệ thống. Sở dĩ nguồn vốn tăng trƣởng chƣa cao một phần do biến động của thị trƣờng vốn và lãi suất huy động; tỷ giá vàng, ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát tăng cao. Lãi suất huy động của NHNo&PTNT Việt Nam bị khống chế bởi lãi suất huy động đồng thuận với Hiệp hội ngân hàng và NHNN, một số NHTM khác tìm mọi cách lách lãi suất huy động cao hơn mức trần lãi suất công bố làm thị trƣờng vốn biến động, nguồn vốn huy động giảm mạnh. Mặt khác, một số Chi nhánh còn chƣa thực sự quan tâm đến tính tăng trƣởng bền vững của nguồn vốn, huy động tiền gửi dân cƣ thấp; chƣa thực sự bán sát diễn biến của thị trƣờng, chƣa có biện pháp nhanh nhạy phù hợp với thị trƣờng, còn ỷ lại vào nguồn vốn từ trung ƣơng;…
Hoạt động tín dụng tăng trƣởng đạt đƣợc kết quả khả quan: triển khai thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trƣơng của Chính phủ, NHNN; hạn chế và kiểm soát đƣợc cho vay bất động sản và chứng khoán, thực hiện kiểm
64
soát chặt chẽ việc cho vay đối với các dự án đầu tƣ; tăng cƣờng các biện pháp chỉ đạo và giám sát đối với chi nhánh có nợ xấu cao trên 5%, triển khai tích cực các biện pháp xử lý nợ, tháo gỡ khó khăn về thanh khoản;…
Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cao hơn tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn, vƣợt mục tiêu tăng trƣởng đề ra do bổ sung vốn ngoài kế hoạch cho các chi nhánh để xử lý các khoản nợ liên quan đến Công ty Cho thuê tài chính NHNo&PTNT Việt Nam , do chênh lệch tỷ giá vàng và ngoại tệ; nợ xấu cao do nợ xấu của các Công ty Cho thuê tài chính NHNo&PTNT Việt Nam , Vinashin; công tác quản lý và kiểm soát chất lƣợng, kiểm soát rủi ro còn hạn chế.
Tỷ lệ dƣ nợ/Tổng tài sản ngày càng tăng, trong 3 năm gần đây đều chiếm trên 75% điều này chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng và cũng là hoạt động tạo nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng.
Hình 2.3: Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động tín dụng và ngoài hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2008, 2009, 2010, 2011)
Các hoạt động kinh doanh khác nhƣ kinh doanh ngoại hối, thanh toán trong nƣớc, hệ thống thẻ và các sản phẩm dịch vụ khác đang từng bƣớc đƣợc cải thiện và đa dạng hóa, tuy nhiên kết quả hoạt động từ những dịch vụ này
65
vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng hoạt động kinh của NHNo&PTNT Việt Nam do chƣa đƣợc quan tâm chỉ đạo sát sao và quản lý chặt chẽ, tăng trƣởng dƣ nợ gắn với dịch vụ thanh toán và mua bán ngoại tệ đạt kết quả thấp, thị phần về dịch vụ ngân hàng có chiều hƣớng giảm chƣa tƣơng xứng với quy