Giải pháp về công nghệ, thông tin

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 112 - 115)

3.2.2.1 Xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại

Để có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập, các chuẩn mực quốc tế đặt ra và giúp lãnh đạo ngân hàng có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản trị rủi ro tín dụng, NHNo&PTNT Việt Nam cần đầu tƣ, hoàn thiện một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, xứng tầm khu vực và thế giới để thực hiện tốt hơn công tác này. Thông qua hệ thống công nghệ hiện đại,

107

NHNo&PTNT Việt Nam cùng các NHTM khác hay các chi nhánh trong nội bộ hệ thống có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng cùng quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh nhất. NHNo&PTNT Việt Nam cùng với các ngân hàng có thể phối hợp để cho vay và quản lý khoản vay đối với một khách hàng, tránh việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một công trình, một dự án mà không thông qua việc đồng tài trợ, dẫn đến rủi ro trong hoàn trả nợ.

3.2.2.2 Khai thác hiệu quả thông tin khách hàng, đồng bộ hóa thông tin về một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan

Thông tin trong hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý chất lƣợng cho vay. Từ đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải không ngừng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thu thập, xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, đảm bảo cho ban điều hành có thể tiếp cận đƣợc nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách kịp thời.

Trong hoạt động cho vay, thông tin giúp cho ngân hàng ra quyết định có cho vay hay không. Các thông tin đƣợc cung cấp từ các doanh nghiệp nhiều khi không chính xác, thậm chí không đầy đủ. Do vậy, cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do doanh nghiệp cung cấp mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Mặt khác, tổ chức lƣu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trƣờng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng… đều dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác, khách quan hơn về khách hàng vay vốn, nâng cao khả năng tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tƣ.

Thông tin thu thập đƣợc bao gồm hai nguồn: Thông tin thu thập bên ngoài và thông tin quản trị trong nội bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam .

108

Hiện nay, nguồn thông tin chính thức các chi nhánh sử dụng là từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Tuy nhiên, nguồn thông tin CIC không đầy đủ, không thể hiện hết đƣợc thực trạng tín dụng của khách hàng, cũng chƣa có cơ quan nào cung cấp đƣợc thông tin và các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và xếp loại khách hàng cũng nhƣ từng khoản vay. Do đó, cần thu thập thêm các thông tin không chính thức nhƣ uy tín của khách hàng qua đánh giá của đối tác với khách hàng, hiệp hội mà khách hàng là thành viên, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn. Các chi nhánh nên quan tâm đến việc mua thông tin từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin tín dụng, thông tin chuyên ngành, thông tin kinh tế, cũng nhƣ đặt hàng các đơn vị chuyên nghiên cứu, thu thập thông tin để có cái nhìn rõ ràng, toàn cảnh khi ra quyết định cho vay. Bao gồm:

+ Thông tin về tình hình tài chính của khách hàng; vị thế và khả năng phát triển của khách hàng, năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ, ban điều hành,…

+ Thông tin về môi trƣờng hoạt động kinh doanh, chiều hƣớng phát triển ngành nghề…

Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trƣờng về sản phẩm khách hàng kinh doanh nhƣ dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo...

Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, bộ phận tín dụng phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của vốn vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

109

Cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, liên tục và cập nhật kịp thời thông tin quan trọng giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Định kỳ, cán bộ phụ trách khoản vay cần thông báo tình hình thực hiện cam kết cho vay, cũng nhƣ theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và báo cáo lãnh đạo. Để từ đó, bộ phận quản trị rủi ro có phƣơng pháp xử lý, tránh tình trạng khi phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn mới tìm hƣớng giải quyết.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)