Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lƣợc khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trƣởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. NHNo&PTNT Việt Nam cần điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt đƣợc mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bƣớc phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là:
104
3.2.1.1 Hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, mô hình quản lý tín dụng tập trung
Cần xem xét sửa đổi bổ sung Quy định về cho vay đối với khách hàng 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010, hoàn thiện hơn khâu thẩm định khách hàng khi cho vay. Bởi trong quy chế này, cán bộ tín dụng vẫn thực hiện tiếp xúc với khách hàng, thẩm định dự án kinh doanh, phƣơng án sản xuất của khách hàng, tự định giá tài sản đảm bảo mà không có một quy tắc nào (chủ yếu dựa vào kinh nghiệm định giá và tham khảo giá thị trƣờng tại thời điểm cho vay), từ đó đƣa ra ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho vay. Sau đó, cán bộ tín dụng trình lên trƣởng phòng, trƣởng phòng trình lên giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng để xin phê duyệt cho vay. Tại các cấp này đều chỉ căn cứ vào hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế của khách hàng do cán bộ tín dụng thu thập mà không thực hiện thẩm định một cách độc lập. Chính vì vậy, cần phải xem xét, sửa đổi bổ sung quy trình, quy chế cho vay này theo hƣớng tách bạch các chức năng nhƣ:
- Bộ phận tiếp xúc, tìm kiếm khách hàng: Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp xúc khách hàng, giới thiệu những sản phẩm hiện có cho khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng về chính sách của ngân hàng đối với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ xin vay, phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó chuyển cho bộ phận thẩm định.
- Bộ phận thẩm định: Căn cứ vào hồ sơ xin vay vốn đƣợc chuyển lên từ bộ phận tiếp xúc khách hàng, bộ phận này sẽ thẩm định hiệu quả của dự án phƣơng án sản xuất, định giá tài sản đảm bảo. Từ đó ra quyết định cho vay hay không cho vay. Kết quả của bộ phận này đƣợc chuyển sang cho bộ phận cho vay.
- Bộ phận cho vay: Có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục để giải ngân cho khách hàng và theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi vay. Trong trƣờng hợp khách hàng không trả nợ hoặc chậm trả, có trách
105
nhiệm chuyển đúng nhóm nợ, trích dự phòng và theo dõi, đốc thúc khách hàng.
Trong quá trình thực hiện, cần có sự liên hệ, trao đổi thông tin qua lại giữa các bộ phận với nhau. Có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc tính khách quan của việc cấp hạn mức cho vay cho khách hàng, giảm thiểu đƣợc tình trạng lợi dụng chức vụ để đòi hỏi quyền lợi của mình khi cho khách hàng vay vốn.
3.2.1.2 Mô hình quản lý tín dụng cần phải thực hiện phân quyền độc lập giữa các chức năng cho vay và thẩm định.
Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đã có mô hình quản lý tín dụng tập trung.Việc xây dựng mô hình này giúp NHNo&PTNT Việt Nam khai thác thông tin tín dụng đƣợc đầy đủ, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng từ Trụ sở chính, đồng thời giúp dự báo, phòng ngừa rủi ro từ xa, nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay.
Trong mô hình quản lý tín dụng tập trung, Trụ sở chính thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát tín dụng trực tuyến thông qua hệ thống corebanking (IPCAS). Cũng theo mô hình này, việc kiểm soát hạn mức cho vay đối với chi nhánh trong hệ thống đƣợc giải quyết: hạn mức cho vay theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động, hạn mức cho vay theo từng khách hàng cụ thể.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của mô hình này, thì tại Trụ sở chính, cơ cấu tổ chức cần phải tách bạch chức năng ra quyết định cho vay với chức năng quản lý cho vay trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt cho vay, quản lý cho vay và quản lý rủi ro cho vay.
Tại chi nhánh, để nâng cao chất lƣợng cho vay cần phải có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng hiện nay đang phải đảm nhiệm: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát
106
khoản vay, thu nợ, thu lãi…); không để trƣởng phòng có thể kiêm cán bộ tín dụng. Có nhƣ vậy mới không có sự thông đồng giữa khách hàng với cán bộ ngân hàng, không tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi gian lận, lừa đảo của cán bộ tín dụng, và tăng cƣờng chức năng giám sát, đối chiếu giữa các chức năng với nhau.
3.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hƣớng nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp cơ bản khác nhau nhằm đánh giá các rủi ro liên quan tới khách hàng vay. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp cán bộ tín dụng, ban lãnh đạo ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính khách quan, hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tƣ, đánh giá, phân tích, thẩm định, phê duyệt hay từ chối cho vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng cho phép lƣợng hóa rủi ro tín dụng có thể có, đƣa ra các cảnh báo sớm để có quyết định cho vay hay không, và thực hiện trích dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên mức xếp hạng của khách hàng khi khách hàng đang có khoản vay đối với NHNo&PTNT Việt Nam .
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần phân biệt theo từng nhóm khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nhau nên cần có những tiêu chí khác nhau.