Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 31 - 33)

1.2.1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

a. Khái niệm

Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. [13]

Theo tài liệu về quản lý rủi ro tín dụng của Ernst & Young, rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất kinh tế do phía đối tác không thực hiện theo đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng. Ví dụ:

- Khách hàng vay cá nhân không thể thanh toán khoản vay thế chấp, thẻ tín dụng, vay theo hạn mức hoặc các loại cho vay khác;

- Khách hàng doanh nghiệp hoặc đơn vị phát hành trái phiếu chính phủ không thực hiện việc thanh toán tiền lãi hoặc gốc khi đến hạn;

- Ngân hàng mất khả năng thanh toán đối với các khoản tiền gửi khách hàng;

- Chính phủ cấp bảo hộ phá sản cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (không thể tự trả nợ) [15]

Một cách hiểu khác thì rủi ro tín dụng đƣợc hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả đuợc nợ hoặc sự giảm sút chất lƣợng tín dụng của những khoản vay.[27]

26

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. RRTD không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng nhƣ bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thƣơng mại, cho vay ở thị trƣờng liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ dự án ...

Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu đƣợc vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhƣng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu đƣợc nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. Khi gặp phải RRTD ngân hàng thƣờng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin ngƣời gửi tiền, ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng.

b. Phân loại

Từ khái niệm trên đây ta có thể phân rủi ro tín dụng thành các loại sau: - Rủi ro đọng vốn

Đó là rủi ro tín dụng khi ngƣời vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do trễ hạn (Delayed Payment). Rủi ro đọng vốn gây ảnh hƣởng đến khách hàng khác muốn sử dụng vốn cũng nhƣ gây khó khăn cho việc chi trả ngƣời gửi tiền.

- Rủi ro mất vốn

Đó là rủi ro tín dụng khi ngƣời vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do không thanh toán (non-payment). Rủi ro mất vốn làm tăng chi phí hoạt động, tăng trƣởng giảm sút, khả năng sinh lợi giảm. [3, tr.57 ]

1.2.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

27

Quản trị rủi ro của các NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hƣớng đích của các nhà quản trị ngân hàng lên các đối tƣợng quản trị và khách thể kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng ngắn hạn và dài hạn của các ngân hàng.[4]

Các phƣơng châm quản trị rủi ro hiện đại đƣợc xây dựng trên cơ sở “Không có rủi ro thì không có lợi nhuận”, và rủi ro là cái để quản lý chứ không phải cái để tránh”

Theo Uỷ ban Basel, quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần đƣợc thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt đƣợc các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.

b. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; Tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM .[10]

Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng phải hƣớng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHTM ngay cả trong những điều kiện thị trƣờng đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)