Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 79 - 89)

Trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải xác định đƣợc những đối tƣợng nào sẽ phải đƣợc xếp hạng. Mô hình chung, hệ thống xếp hạng tín dụng bao gồm: Xếp hạng khoản vay, xếp hạng đánh giá khoản vay xấu, xếp hạng sản phẩm, xếp hạng tiêu chuẩn và thực trạng cán bộ tín dụng, lãnh đạo liên quan đến phê duyệt tín dụng, xếp hạng khách hàng, xếp hạng đối tác, và xếp hạng mức độ rủi ro Quốc gia.

Hệ thống xếp hạng cũng có thể thoả mãn cho một mục đích cụ thể nào đó của ngân hàng. Lý luận phân loại cần phải đƣợc hỗ trợ đầy đủ để có đƣợc sự phân loại đúng nhất trong sự đa dạng của kết quả phân loại và từ đó quyết định xác suất vỡ nợ (PD) phù hợp nhất.

Trong các hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống xếp hạng khách hàng là căn cứ để xác định xác suất vỡ nợ cho từng khoản vay hay sản phẩm.Theo thông lệ quốc tế, xếp loại khách hàng thông thƣờng đƣợc chia làm 10 hạng, gồm: AAA, AA,A; BBB,BB,B; CCC, CC, C và D. Với mỗi hạng sẽ có một giá trị PD tƣơng ứng. Với cách chia nhƣ vậy, việc xác định xác suất vỡ nợ sẽ có độ chính xác cao hơn.

Hệ thống xếp hạng tín dụng rất quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát RRTD và cần đƣợc sử dụng ở nhiều giai đoạn trong chu kỳ tín dụng:

- Giai đoạn xem xét cấp vốn vay: Trong giai đoạn này, mức điểm tín dụng hỗ trợ cho việc sàng lọc ban đầu đối với khách hàng nhằm ra quyết định từ chối hay tiếp tục đánh giá sâu hơn.

74

- Giai đoạn giám sát các khoản vay: kết quả xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay là một cách thức đánh giá hiện trạng khách hàng và phục vụ công tác phân loại các khoản vay một cách thích hợp. Một bộ phận xem xét tín dụng độc lập sẽ kiểm tra tính chính xác của việc cho điểm tín dụng, nếu thấy cần thiết sẽ yêu cầu phân loại lại và đề nghị mức trích lập dự phòng rủi ro cao hơn.

Các TCTD cần phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho hệ thống chấm điểm tín dụng để đảm bảo các kết quả đƣợc lƣu trữ và có thể khai thác phục vụ công tác quản lý. Sau khi ngân hàng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải thƣờng xuyên xem xét và hoàn thiện.

Về cơ bản, phƣơng pháp xếp hạng tín dụng phân chia theo các đối tƣợng khách hàng khác nhau.Tƣơng ứng từng đối tƣợng khách hàng là các định chế tài chính, doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân, ngân hàng xây dựng và áp dụng các tiêu thức, tỷ trọng tiêu thức và hệ thống tính điểm khác nhau.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, việc cho điểm tập trung vào đánh giá hai tiêu chí là các chỉ số tài chính theo các trọng số tính điểm tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Đối với bất kỳ đối tƣợng khách hàng nào, các thông tin tài chính đã đƣợc kiểm toán sẽ đƣợc tin tƣởng hơn so với các thông tin chƣa đƣợc kiểm toán, do đó, khi tính toán các chỉ số tài chính sẽ có tỷ trọng tính điểm cao hơn. Ngoài ra, cũng có sự phân biệt các đối tƣợng khách hàng do khác biệt về hình thức sở hữu. Do hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc và các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ít nhiều chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố phi tài chính nên đƣợc đánh giá thấp hơn tỷ trọng điểm.

Sau khi phân chia các đối tƣợng, ngân hàng sẽ sử dụng các tiêu chí để đánh giá. Thông thƣờng các tiêu chí dùng để đánh giá, cho điểm đƣợc áp dụng bao gồm:

75

Các thông tin tài chính về khách hàng:

- Quy mô: Doanh nghiệp có quy mô lớn, trung bình, hay quy mô nhỏ. - Lĩnh vực hoạt động: Thƣơng mại, dịch vụ, xây dựng, sản xuất,… - Các chỉ số tính toán căn cứ báo cáo tài chính: Tỷ lệ thanh khoản, chỉ số hoạt động, chỉ tiêu lợi nhuận.

Các tiêu chí cơ bản áp dụng đối với thông tin phi tài chính:

- Khả năng trả nợ từ lƣu chuyển tiền tệ: Hệ số khả năng trả lãi từ thu nhập thuần, hệ số khả năng trả nợ gốc, xu hƣớng lƣu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động.

- Trình độ quản lý của Ban điều hành và môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp: Kinh nghiệm hoạt động trong ngành kinh doanh, kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, trạng thái lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động.

- Tình hình giao dịch với ngân hàng: Trả nợ đúng hạn, số lần cơ cấu nợ quá hạn trong quá khứ, số lần cam kết mất khả năng thanh toán, số lần quá hạn nợ lãi vay.

- Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: Tính ổn định của nguồn nguyên liệu, chính sách hỗ trợ (nếu có) của Nhà nƣớc.

- Các đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề nào, triền vọng ngành, vị thế cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh việc đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản vay qua tình hình tài chính và phi tài chính của Khách hàng, việc đánh giá tài sản đảm bảo cũng cần phải thực hiện tách biệt với một số tiêu chí nhất định.

Các tiêu chí sử dụng đánh giá đƣợc tập hợp hình thành nên một ma trận điểm. Tƣơng ứng tại mỗi tiêu chí đánh giá có những khoảng điểm chuẩn để các bộ đánh giá lựa chọn và cho điểm. Sau khi cho điểm với từng tiêu chí trên theo bảng điểm lập sẵn, kết quả số điểm trên nhân với trọng số để xác định tổng số điểm. So sánh tổng số điểm mà các cán bộ đánh giá với thang điểm

76

xếp hạng chuẩn, ngân hàng sẽ có sự đánh giá tƣơng đối tổng quan về khách hàng vay.

Sự kết hợp giữa thang điểm RRTD và đánh giá tài sản đảm bảo sẽ đƣợc kết hợp đƣa ra quyết định cuối cùng của ngân hàng về mức độ rủi ro của khoản vay.

Ngoài việc sử dụng cách xếp hạng trên trong giai đoạn ra quyết định cấp vốn, trong khi theo dõi và quản lý tín dụng, bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng có thể sử dụng hệ thống tính điểm trên để đánh giá mức độ rủi ro và xếp nhóm đối với khách hàng vay. Thông qua hệ thống này, Ngân hàng có thể xem xét xếp loại khách hàng không chỉ tại thời điểm cấp tín dụng mà còn cập nhật trong trƣờng hợp khách hàng có tình hình khả quan hơn hay xấu đi. Cán bộ tín dụng cần phải có khả năng nhận biết đƣợc sớm và giải thích những dấu hiệu giảm sút tín dụng để đƣa ra những cảnh báo kịp thời.

NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện theo đúng yêu cầu của quy định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam mới thực hiện đƣợc theo điều 6, các khoản tín dụng đƣợc phân thành 5 nhóm nợ:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đƣợc coi là nợ có nợ quá hạn. Dƣ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 đƣợc coi là nợ xấu.

77

Trƣờng hợp khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tƣơng ứng với mức độ rủi ro.

Bảng 2.4: Cơ cấu dƣ nợ cho vay qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2010 2009 2008 Dƣ nợ Tỷ trọng/ Tổng dƣ nợ Dƣ nợ Tỷ trọng/ Tổng dƣ nợ Dƣ nợ Tỷ trọng/ Tổng dƣ nợ Dƣ nợ Tỷ trọng/ Tổng dƣ nợ Nhóm 1 359.374 79,88% 356.685 85,9% 303.603 85,55% 245.194 86,1% Nhóm 2 63.074 14,02% 43.136 10,4% 42.013 11,84% 31.846 11,2% Nhóm 3 4.926 1,09% 2.951 0,71% 3.118 0,88% 2.905 1,02% Nhóm 4 7.714 1,71% 3.165 0,76% 2.432 0,69% 2.435 0,86% Nhóm 5 14.806 3,29% 9.303 2,24% 3.718 1,04% 2.300 0,81% Nợ có nợ quá hạn 90.520 20,12% 58.555 14,1% 51.281 14,45% 39.486 13,87% Nợ xấu 21.683 4,82% 15.419 3,7% 9.268 2,61% 7.640 2,68% Tổng 449.894 100% 415.240 100% 354.884 100% 284.680 100%

78

Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Đơn vị tính: %

Hình 2.4: Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ

(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay năm 2009, 2010, 2011)

Thực tế cho thấy, hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi tỷ lệ nợ xấu tăng giảm lên xuống không đồng đều, giảm xuống năm 2009, song đến năm 2010 lại tăng một cách đột biến. Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu rất thấp, dƣới mức cho phép của Ngân hàng Nhà nƣớc là 3%, đến năm 2009, tình hình cho vay rất tốt, thể hiện tỷ lệ nợ xấu giảm đi rõ rệt (0,3% tổng dƣ nợ).

Tuy nhiên, có thể thấy tỷ lệ này (2,61% năm 2009) chƣa phản ánh đúng chất lƣợng của hoạt động cho vay, bởi năm 2009, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ quá nóng, ở mức 24,7%, tổng dƣ nợ tăng cao, trong khi tổng nợ xấu năm 2009 là 9.268 tỷ đồng, tăng 21,3% so với năm 2008. Chính vì vậy mà tỷ trọng nợ xấu năm 2009 thấp hơn so với tỷ trọng nợ xấu năm 2008.

Đến năm 2010, hậu quả của tình hình tăng trƣởng tín dụng quá nóng năm 2008, 2009 là nợ xấu tăng cao bất ngờ, từ 2,61% lên 3,71%, tăng 1,1%. Tổng dƣ nợ xấu là 15.419 tỷ đồng, tăng 6.151 tỷ đồng (66,4%) so với năm 2009, trong khi năm 2009, nợ xấu tăng cao 21,3% so với năm 2008. Nếu so

79

năm 2010 với năm 2008 thì tỷ lệ nợ xấu tăng 7.779 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 101,82%.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 tăng cao do Chính phủ, NHNN thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát cho vay ngoại tệ nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, làm ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trƣờng bất động sản đóng băng, lãi suất cho vay tăng cao làm tăng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng trả nợ tiền vay đúng hạn gặp khó khăn. Tỷ lệ này tăng đến 4,82%, tổng dƣ nợ xấu lên tới 21.683 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, xem xét tỷ lệ nợ có nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ, thấy rằng thực tế nợ có nợ quá hạn của NHNo&PTNT Việt Nam là rất cao. Năm 2010, tỷ lệ này là 14,1%, thấp hơn so với năm 2009 (14,45%). Nhƣ vậy, suy ra rằng tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong năm 2010 tăng rất mạnh, còn nợ nhóm 2 tăng ít. Điều này là do ảnh hƣởng của việc tăng trƣởng dƣ nợ quá nóng các năm 2008, 2009. Đến năm 2011, tỷ lệ này tăng đột biến, lên tới 20,12%, tăng thêm 43% so với năm 2010 và phần tăng thêm này chủ yếu là do các khoản vay đang ở nhóm 1 đã chuyển nhóm 2 do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến chậm trễ trong việc trả nợ của khách hàng. Đồng thời do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế thế giới, biến động mạnh về lãi suất cho vay, dẫn đến các khách hàng không đƣợc ƣu đãi về lãi suất gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ vay. Vì vậy, nợ xấu của ngân hàng tăng lên đột biến.

80 Bảng 2.5: Nợ đã xử lý rủi ro Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2010 2009 2008 Nợ đã XLRR 15.508 14.878 15.443 15.476 Tổng dƣ nợ 449.894 415.240 354.884 284.680 Tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro/(Tổng dƣ nợ+Nợ đã xử lý rủi ro) 3,33% 3,46% 4,17% 5,16%

Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 2.066 2.835 4.013 3.307 Tỷ lệ thu hồi nợ đã xử lý rủi

ro/Nợ đã xử lý rủi ro 13,32% 19,05% 25,98% 21,4%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng 2009, 2010, 2011)

Qua các năm, tình hình nợ đã xử lý rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam đều ở mức khá cao. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hàng năm, tuy nhiên năm 2011 là năm thực sự khó khăn đối với hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro trên tổng dƣ nợ cũng nhƣ tỷ lệ thu hồi nợ đã xử lý rủi ro trên nợ đã xử lý rủi ro đều giảm mạnh.

Để xử lý rủi ro, có hội đồng xử lý rủi ro hàng năm, xét duyệt. Đồng thời, giao chỉ tiêu thu nợ đã xử lý rủi ro cho từng chi nhánh, từ đó, tính là một tiêu chí để bình xét kết quả thi đua hoàn thành kế hoạch của chi nhánh đó.

Tại các chi nhánh, phòng tín dụng/kế hoạch kinh doanh sẽ xem xét, phân bổ, giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng nào, phải thu đƣợc bao nhiêu nợ đã xử lý rủi ro, tính vào thi đua và xếp lƣơng loại A, B, C của cán bộ trong từng tháng. Quản lý theo cách này có hai mặt, vừa tiêu cực và tích cực đến hoạt động thu hồi nợ đã xử lý rủi ro của ngân hàng. Mặt tích cực là sẽ thúc đẩy các cán bộ tín dụng tích cực đốc thúc, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, tránh thất thoát vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, mặt không tốt trong việc giao chỉ tiêu sẽ dẫn đến những gian lận không đáng có của cán bộ

81

tín dụng, để tránh bị xét trừ lƣơng của tháng, sẽ ảnh hƣởng đến thi đua cả năm của cán bộ đó.

Tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro hàng năm trên tổng dƣ nợ và nợ đã xử lý rủi ro là tƣơng đối cao. Năm 2011, tỷ lệ này là 3,33%, năm 2010, tỷ lệ này là 3,46%, năm 2009 là 4,17%, năm 2008 là 5,16%. Có thể thấy tỷ lệ này có xu hƣớng giảm đi, song mức độ giảm đi chƣa thực sự đúng bản chất. Bởi nợ xử lý rủi ro chỉ giảm đi rất ít, năm 2010 giảm 565 tỷ so với 2009, tƣơng ứng với 3,65%, trong khi tổng dƣ nợ tăng 17%. Năm 2011, nợ xử lý rủi ro lại tiếp tục tăng lên 4,23%, trong khi tổng dƣ nợ tăng 8,35%. Chính vì vậy dẫn đến tỷ lệ nợ xử lý rủi ro trên tổng dƣ nợ giảm đi. Đồng thời, với mức tỷ lệ nợ xử lý rủi ro này, NHNo&PTNT Việt Nam sẽ phải xem xét nhiều hơn công tác thẩm định khách hàng, bởi khâu này có vai trò quyết định trong việc quyết định chất lƣợng của hoạt động cho vay.

Với thu hồi nợ sau xử lý rủi ro, thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ thu hồi nợ đã xử lý rủi ro so với nợ đã xử lý rủi ro hàng năm ở mức bình thƣờng, dƣới 30%, không quá cao so với kỳ vọng đặt ra của ngân hàng qua các nghị quyết họp Hội đồng quản trị.

Quyết định 705/QĐ-HĐQT-TKDB ngày 12/05/2011 của NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định về tổ chức thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam quy định rõ

“Điều 7. Hạn chế cấp tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. NHNo không đƣợc cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ƣu đãi cho những đối tƣợng sau đây:

a. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại NHNo, thanh tra viên đang thanh tra tại NHNo;

b. Kế toán trƣởng của NHNo;

82

định này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; d. Ngƣời thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

e. Các công ty con, công ty liên kết của NHNo hoặc doanh nghiệp mà NHNo

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 79 - 89)