Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 117 - 120)

3.2.4.1 Tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ

- Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ: kiểm soát nội bộ bao gồm các thủ tục, quy trình cần có của một nghiệp vụ nhất định, là những mắt xích kiểm soát cần có sự phê duyệt. Trong quá trình thực hiện cho vay, cần phải nâng cao công tác kiểm soát của cán bộ lãnh đạo phụ trách, từ đó kiểm soát đƣợc sự vận động của nguồn vốn cho vay từ khi cho vay đến khi thu hồi đƣợc hết nợ từ khách hàng.

Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ phải đủ mạnh để phát hiện kịp thời xử lý các sai sót, xử lý các sai phạm trong hoạt động tín dụng.

Bộ phận Kiểm toán nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam mới đƣợc chính thức thành lập từ cuối năm 2009, trực thuộc Ban Kiểm soát, và hiện nay đang trong thời gian hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự. Chính vì vậy, hoạt động của Kiểm toán nội bộ chƣa thực sự hiệu quả, bởi các quy trình kiểm toán còn chƣa đầy đủ, chƣa có các chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ kiểm toán cho các cán bộ mới chuyển từ các bộ phận nghiệp vụ khác sang. Bên cạnh đó,do đặc trƣng công việc kiểm toán nọi bộ là phải đi công tác nhiều nên cần có chính sách lƣơng thƣởng, phụ cấp ƣu đãi thu hút đối với bộ phận này, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công việc của cán bộ.

112

- Tăng cƣờng kiểm soát thông tin trên hệ thống Corebanking:

Chú trọng đầu tƣ công nghệ, thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lƣờng rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay. Để có đƣợc hệ thống này, NHNo&PTNT Việt Nam cần đầu tƣ, nâng cấp hệ thống máy móc tin học, truyền thông thích hợp, đồng thời nâng cao chất lƣợng phần mềm quản lý rủi ro, tiếp tục áp dụng các công cụ đo lƣờng rủi ro mới.

Đối với các phần mềm hiện sử dụng, cần có kế hoạch bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng. Trung tâm công nghệ thông tin cần xây dựng và hoàn thiện phần mềm hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng để liên kết với các chƣơng trình khác, thống nhất đƣợc số liệu và quản lý tập trung, thuận tiện trong quản trị. Cụ thể:

+ Tích hợp và liên kết phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ với phần mềm đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo tiền vay, xác định mức độ dự phòng rủi ro phải trích.

+ Liên kết khách hàng giữa các kỳ chấm điểm với nhau để có thể theo dõi việc khách hàng đổi hạng và nhóm nợ cũng nhƣ kiểm soát đƣợc các thông tin của khách hàng biến động qua các kỳ khác nhau.

+ Xây dựng chƣơng trình quản trị dòng tiền của khách hàng, của từng loại sản phẩm.

+ Xây dựng chƣơng trình phần mềm theo dõi và kiểm soát giới hạn tín dụng theo ngành nghề.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng, sự phát triển kinh tế, ngành nghề, lĩnh vực để tạo nguồn dữ liệu cho công tác phân tích báo cáo.

Việc đầu tƣ công nghệ trong công tác quản trị chất lƣợng cho vay nên đƣợc tƣ vấn và thiết kế bởi một đơn vị cung cấp chuyên nghiệp các giải pháp tài chính. NHNo&PTNT Việt Nam nên đặt hàng các công ty lớn trên thế giới

113

trong việc thiết kế các chƣơng trình riêng để phân tích, đánh giá rủi ro khoản cho vay. Công nghệ đem lại kết quả chính xác, khách quan, giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ tín dụng khi quản lý số lƣợng lớn các khoản vay của khách hàng.

3.2.4.2 Phân tán rủi ro tín dụng

a. Đa dạng hóa phương thức cho vay

Trong hoạt động tín dụng có nhiều phƣơng thức cho vay nhƣ: Cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay từng lần, cho vay đồng tài trợ...

+ Cho vay hạn mức: Cho vay ngắn hạn thƣờng áp dụng đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thƣờng xuyên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Cho vay từng lần: Thƣờng xuyên áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và phát sinh không thƣờng xuyên.

+ Cho vay đồng tài trợ: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có những khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, khả năng đáp ứng của một ngân hàng không đủ hay việc tập trung quá mức đối với một nhóm khách hàng dễ dẫn đến rủi ro lớn nếu khách hàng không trả đƣợc nợ. Thông thƣờng, trong trƣờng hợp này NHNo&PTNT Việt Nam nên cùng liên kết tham gia thẩm định dự án và góp vốn cho vay với các ngân hàng uy tín khác để chia sẻ rủi ro đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Ngoài ra còn có các hình thức khác nhƣ cho vay trả góp, cho vay ủy thác, cho vay dự án đầu tƣ...

Việc đa dạng các hình thức cho vay sẽ giúp NHNo&PTNT Việt Nam phân nhỏ rủi ro tín dụng, từ đó có thể quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả.

b. Đa dạng hóa khách hàng

Trong chiến lƣợc kinh doanh, NHNo&PTNT Việt Nam cần có định hƣớng rõ ràng trong việc phân tán rủi ro theo lƣợng khách hàng, không nên

114

tập trung vốn quá lớn đầu tƣ vào một khách hàng mà cần thực hiện đúng giới hạn cho vay một khách hàng của NHNN. Các khoản vay cần sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tƣợng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro không trả đƣợc nợ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)