Định hướng của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 103 - 106)

Trƣớc xu thế tất yếu cũng nhƣ sự cần thiết của việc nâng cao năng lực quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, đặc biệt là khối NHTM Quốc doanh, chủ trƣơng của Nhà nƣớc đối với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị RRTD là từng bƣớc hoàn thiện hoạt động này trên cơ sở hƣớng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh là Hiệp ƣớc Basel II. Chủ trƣơng trên tạo tiền đề cho các NHTM Việt Nam đảm bảo tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần tăng trƣởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Chủ trƣơng trên cũng đƣợc thể hiện trong việc NHNN ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị RRTD nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, nhƣ:

- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM;

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động Ngân hàng của NHTM.

- Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/4/2005 yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao gồm thanh toán và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trƣởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm

98 tra, kiểm soát nội bộ;

Ngoài ra, thông qua NHNN, định hƣớng hoàn thiện quản trị RRTD theo quan điểm của Nhà nƣớc đƣợc xác định nhƣ sau [22]:

Một là, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cần đƣợc xem là một biện pháp then chốt để phát triển thị trƣờng tiền tệ, tín dụng một cách bền vững theo định hƣớng phát triển hệ thống tài chính tiền tệ của Đảng và Nhà nƣớc.

Hai là, vấn đề về phòng ngừa và hạn chế RRTD cần đƣợc nhận thức và xử lý trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ.

Ba là, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng và sâu sắc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam cần đƣợc thực hiện tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua ứng dụng các chuẩn mực Hiệp ƣớc Basel II; đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ , thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp vào công tác này.

- Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 có hiệu lực từ 01/10/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Thông tƣ 13 đề cập đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn chính yếu nhƣ sau:

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; + Giới hạn tín dụng;

+ Tỷ lệ khả năng chi trả;

+ Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;

+ Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động

Định hƣớng của NHNN trong giai đoạn 2011-2015 [23, tr11-12]

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, bao gồm:

99

+ Ban hành chuẩn mực an toàn vốn phù hợp với Basel II;

+ Đổi mới, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tỷ lệ về khả năng chi trả để hạn chế và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro theo hƣớng chặt chẽ và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế;

+ Quy định về công bố thông tin của các tổ chức tín dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các nguyên tắc của Ủy ban Basel;

+ Hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Phòng, chống rửa tiền;

+ Hoàn thiện các quy định về cấp phép thành lập tổ chức tín dụng, mở và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, điểm giao dịch của tổ chức tín dụng;

+ Ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực quản trị rủi ro đối với các tổ chức tín dụng;

+ Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế;

+ Hoàn thiện các chính sách và quy định về thanh toán qua ngân hàng và thanh toán dùng tiền mặt; triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 2459/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng: Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro và giám sát tổng hợp tổ chức tín dụng; phát triển hệ thống giám sát theo tiêu chuẩn CAMELS,

100

hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Tập trung nâng cao chất lƣợng, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua lại thông qua tìm kiếm, giới thiệu đối tác, cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng có nhu cầu tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật, pháp lý và thủ tục.

- Điều hành chủ động, linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất theo nguyên tắc thị trƣờng để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế, đồng thời góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trƣờng vàng và thị trƣờng tiền tệ, đồng thời tạo điều kiện cho thị trƣờng tiền tệ thứ cấp, thị trƣờng phái sinh phát triển lành mạnh và an toàn. Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án chống đô la hóa trong nền kinh tế.

- Tiếp tục hiện đại hóa và phát triển đồng bộ hệ thống công nghệ ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và hệ thống thanh toán ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các hệ thống thanh toán trọng yếu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế.

- Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phƣơng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm tạo ổn định tâm lý và sự đồng thuận trong xã hội.

- Xử lý nghiêm các sai phạm trong quản trị, điều hành và vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 103 - 106)