Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 120 - 122)

Là cơ quan thừa hành của Nhà nƣớc, NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hoá chủ trƣơng, đƣờng lối của Nhà nƣớc thông qua hƣớng dẫn, chỉ đạo, giám sát các NHTM Việt Nam thực hiện. Dƣới đây là một vài kiến nghị đối với NHNN nhằm nâng cao tính an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam:

3.3.1.1 Hoàn thiện cách thức giám sát ngân hàng

Giám sát tài chính tốt cần giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Tổ chức hệ thống giám sát; Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát; Quyền lực của cơ quan giám sát; Chi phí giám sát. Để hoàn thiện, quy chuẩn cách thức giám sát Ngân hàng thúc đẩy thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II, NHNN cần thực hiện:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ Trung Ƣơng xuống cơ sở và có sự độc lập tƣơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;

Tiếp tục công tác ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel, cũng nhƣ việc tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

115

- Đƣa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hƣớng cơ bản sau:

+ Nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm;

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn

+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lƣợng quản trị rủi ro trong nội bộ các TCTD;

+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

3.3.1.2 Hƣớng dẫn, chỉ đạo các NHTM thực hiện các chế tài của Nhà nƣớc nhằm an toàn hoá hoạt động tín dụng

- Một là, NHNN cần nhanh chóng triển khai hƣớng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến an toàn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng.

- Hai là, dựa trên các thiết chế của Nhà nƣớc, NHNN phải có những quy định bắt buộc các NHTM phải đăng ký tài sản thế chấp, chấp hành quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng, quy định mới về đảm bảo an toàn .. nhằm góp phần giúp các ngân hàng kiểm soát RRTD một cách tốt hơn

- Ba là, NHNN cũng cần chú trọng chủ động sự tăng cƣờng phối hợp với Nhà nƣớc trong việc ban hành các định chế phù hợp nhất đối với việc thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó tạo dựng khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

116

- Bốn là, NHNN chú trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chƣơng trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu các NHTM nhƣ theo kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 120 - 122)