Các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng trong Basel II

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 45 - 54)

1.2.3.1 Các giao dịch đƣợc đảm bảo bằng thế chấp

Khái niệm

Một giao dịch đƣợc đảm bảo bằng thế chấp là giao dịch trong đó: (i) các ngân hàng có dƣ nợ tín dụng hoặc dƣ nợ tín dụng tiềm năng đối với một đối tác; (ii) và dƣ nợ tín dụng hay dƣ nợ tín dụng tiềm năng đó đƣợc bảo đảm

40

toàn bộ hoặc một phần bằng tài sản thế chấp do đối tác hoặc một bên thứ ba đại diện cho đối tác cung cấp.

Nếu các ngân hàng có các tài sản thế chấp tài chính hợp lý (ví dụ tiền mặt hoặc chứng khoán, sẽ đƣợc định nghĩa kỹ hơn dƣới đây), họ sẽ đƣợc phép giảm rủi ro tín dụng đối với một đối tác khi tính toán mức vốn cần thiết theo yêu cầu trên nhờ tác động làm giảm rủi ro tín dụng của các tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp tài chính hợp lệ

Theo cách tiếp cận đơn giản, những tài sản thế chấp sau được coi là hợp lệ:

(a) Tiền gửi tại Ngân hàng phát sinh dƣ nợ của bên đối tác, bao gồm chứng chỉ tiền gửi hoặc những công cụ tƣơng đƣơng do ngân hàng cho vay phát hành.

(b) Vàng.

(c) Chứng khoán nợ đƣợc một tổ chức định hạng tín dụng độc lập đƣợc công nhận xếp hạng, thoả mãn một trong các tiêu chí sau:

- tối thiểu là BB- nếu do các chính phủ hoặc các PSE đƣợc cơ quan chủ quản quốc gia coi là chính phủ phát hành.

- tối thiểu BBB- nếu do các tổ chức khác phát hành (bao gồm cả các ngân hàng và công ty chứng khoán); hoặc

- tối thiểu đạt A-3/P-3.

(d) Chứng khoán nợ không đƣợc một tổ chức định hạng tín dụng độc lập đƣợc công nhận xếp hạng, bao gồm các chứng khoán nợ:

- do một ngân hàng phát hành; và

- niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán đƣợc công nhận; và - đạt tiêu chuẩn coi là nợ ƣu tiên hàng đầu;và

- tất cả chứng khoán ngân hàng đƣợc xếp hạng có độ ƣu tiên tƣơng đƣơng và đƣợc một tổ chức định hạng tín dụng độc lập đƣợc công nhận xếp hạng tối thiểu BBB- hoặc A-3/P-3; và

41

- ngân hàng nắm giữ chứng khoán thế chấp không có thông tin chứng tỏ chứng khoán đó đƣợc xếp hạng thấp hơn BBB- hoặc A-3/P-3 (nếu áp dụng) và;

- cơ quan chủ quản đủ tin tƣởng về tài sản đảm bảo tính thanh khoản thị trƣờng.

(e) Các cổ phiếu đƣợc đƣa vào chỉ số chứng khoán hàng đầu.

(f) Các Hiệp hội đầu tƣ Chứng khoán khả nhƣợng (UCITS) và các quỹ đầu tƣ tƣơng hỗ, theo đó:

- giá chứng chỉ Hiệp hội/Quỹ đƣợc niêm yết công khai hàng ngày; và - UCITS/Quỹ đầu tƣ tƣơng hỗ chịu giới hạn đầu tƣ vào những công cụ liệt kê trong Đoạn này.

Theo cách tiếp toàn diện, những tài sản thế chấp sau được coi là hợp lệ:

(a) Tất cả các công cụ đƣợc nêu trong Đoạn trên;

(b) Các cổ phiếu không đƣợc đƣa vào một chỉ số chứng khoán hàng đầu nhƣng đƣợc niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán có uy tín;

(c) Các UCITS/Quỹ đầu tƣ tƣơng hỗ bao gồm những cổ phiếu này.

Khung áp dụng chung và các điều kiện tối thiểu

Các ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng hoặc là phương pháp tiếp cận đơn giản, theo đó, giống nhƣ quy định tại Hiệp ƣớc 1988, thay thế Trọng số

rủi ro của tài sản thế chấp vào Trọng số rủi ro của dƣ nợ đƣợc thế chấp (thông thƣờng phần dƣ nợ đƣợc thế chấp phải ở mức sàn 20% tổng dƣ nợ trở lên), hoặc phương pháp tiếp cận toàn diện, theo đó cho phép lấy tài sản thể chấp

bù đắp cho dƣ nợ bắng việc lấy giá trị của dƣ nợ tín dụng đƣợc thế chấp trừ đi giá trị của tài sản thế chấp. Các ngân hàng có thể chọn một trong hai phƣơng pháp tiếp cận trên, nhƣng không đƣợc áp dụng đồng thời cả hai phƣơng pháp cho các khoản mục trong sổ ngân hàng, còn với các khoản mục trong sổ kinh doanh thì chỉ đƣợc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận toàn diện. Cả hai phƣơng pháp đều công nhận các trƣờng hợp thế chấp một phần dƣ nợ. Sự khác biệt về

42

thời gian đáo hạn của dƣ nợ ban đầu (underlying exposure) và tài sản thế chấp chỉ đƣợc cho phép trong phƣơng pháp tiếp cận toàn diện.

1.2.3.2 Điều chỉnh nội bảng

Trƣờng hợp các ngân hàng có các thoả thuận có hiệu lực pháp lý về việc tính ròng (netting) giữa dƣ nợ cho vay và tiền gửi, các ngân hàng đó có thể tính toán mức vốn tối thiểu trên cơ sở dƣ nợ tín dụng ròng theo các điều kiện sau:

Nếu một ngân hàng,

(a) có đủ cơ sở pháp lý để xác định rằng thoả thuận thanh toán bù trừ có tính khả thi về các khía cạnh pháp lý liên quan bất kể bên đối tác có mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;

(b) có thể quyết định rằng tài sản và công nợ của bên đối tác nằm trong khuôn khổ thoả thuần thanh toán bù trừ tại mọi thời điểm ;

(c) theo dõi và kiểm soát đƣợc các rủi ro của mình; và

(d) theo dõi và kiểm soát đƣợc các khoản dƣ nợ liên quan trên cơ sở khấu trừ thuần,

thì ngân hàng có thể sử dụng cân đối thuần giữa dƣ nợ cho vay và tiền gửi làm cơ sở để tính toán mức vốn tối thiểu phù hợp. Tài sản (các khoản dƣ nợ cho vay) đƣợc coi nhƣ nguy cơ rủi ro và công nợ (tiền gửi) đƣợc coi là tài sản thế chấp.

1.2.3.3 Bảo lãnh và các sản phẩm tín dụng phái sinh

Trƣờng hợp việc các bảo lãnh và giao dịch tín dụng phái sinh đƣợc thực hiện trực tiếp, rõ ràng, không huỷ ngang và vô điều kiện, và các cơ quan quản lý ngân hàng chấp thuận các điều kiện hoạt động tối thiểu liên quan đến quá trình quản lý rủi ro, họ có thể công nhận các kỹ thuật đó trong việc tính toán mức vốn tối thiểu đối với ngân hàng.

Các cơ quan chủ quản công nhận một số các nhà bảo lãnh và nhà cung cấp các sản phẩm bảo hiểm rủi ro. Giống nhƣ tại Hiệp ƣớc 1988, các ngân hàng đƣợc phép sử dụng phƣơng pháp tiếp cận thay thế. Do vậy, chỉ các bảo

43

lãnh hoặc sản phẩm bảo hiểm rủi ro do một công ty phát hành có Trọng số rủi ro thấp hơn đối tác có thể làm giảm yêu cầu về vốn tối thiểu đối với các dƣ nợ tín dụg của ngân hàng, bởi phần dƣ nợ đƣợc bảo lãnh hoặc bảo hiểm của đối tác sẽ có Trọng số rủi ro của nhà bảo lãnh hoặc nhà cung cấp sản phẩm bảo hiểm rủi ro và phần dƣ nợ còn lại không đƣợc bảo lãnh hoặc bảo hiểm sẽ có Trọng số rủi ro của đối tác.

Các yêu cầu chi tiết về tác nghiệp cụ thể nhƣ sau:

Các yêu cầu về hoạt động

Sản phẩm phái sinh tín dụng/bảo lãnh phải thể hiện quyền đòi nợ trực tiếp đối với bên bảo lãnh và phải tham chiếu rõ ràng đến khoản dƣ nợ cụ thể, để việc cung cấp bảo lãnh đƣợc xác định rõ ràng và không thể bác bỏ. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng là không huỷ ngang và không có điều khoản cho phép bên bảo lãnh đƣợc đơn phƣơng chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng hoặc cho phép tăng phí đảm bảo khi chất lƣợng tín dụng giảm sút trừ khi là bên bảo lãnh không có nghĩa vụ thanh toán. Hợp đồng này là vô điều kiện và không bao gồm những điều khoản nằm ngoài khả năng kiểm soát trực tiếp của ngân hàng mà có thể miễn cho bên đảm bảo nghĩa vụ thanh toán kịp thời trong trƣờng hợp bên đối tác ban đầu không thực hiện trách nhiệm thanh toán đúng hạn.

Yêu cầu hoạt động bổ sung đối với các bảo lãnh

Bên cạnh các yêu cầu pháp lý, để đảm bảo hiệu lực bảo lãnh phải đáp ứng đƣợc những điều kiện sau:

(a) Trong trƣờng hợp bên đối tác có vi phạm/không thanh toán, ngân hàng có thể khẩn trƣơng yêu cầu bên bảo lãnh trả tiền phù hợp quy định thay vì phải tiếp tục yêu cầu bên đối tác hoàn trả. Với việc thực hiện thanh toán theo thƣ bảo lãnh, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh hoàn trả phù hợp với quy định.

(b) Bảo lãnh là một nghĩa vụ đƣợc văn bản hoá rõ ràng do bên bảo lãnh thống nhất.

44

(c) Bên bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện mọi phƣơng thức thanh toán mà bên đƣợc bảo lãnh có thể phải thực hiện theo các văn bản quy định, ví dụ nhƣ giá trị danh nghĩa, thanh toán chênh lệch v.v.

Yêu cầu hoạt động bổ sung đối với các sản phẩm phái sinh tín dụng

Để đƣợc thừa nhận, hợp đồng sản phẩm phái sinh tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau:

(a) Các tình huống tín dụng do các bên ký kết hợp đồng quy định phải bao hàm tối thiểu các trƣờng hợp sau:

- Không thanh toán đúng hạn theo nghĩa vụ cơ bản có hiệu lực tại thời điểm phải thanh toán (với thời gian ân hạn phù hợp chặt chẽ với thời gian ân hạn của nghĩa vụ cơ bản);

- Phá sản, mất khả năng thanh toán và mất khả năng trả nợ của bên mắc nợ hoặc việc không thực hiện hay thừa nhận bằng văn bản về việc không có khả thanh toán nợ nói chung khi đáo hạn và những trƣờng hợp tƣơng tự; và

- Cơ cấu lại nghĩa vụ cơ bản liên quan đến việc miễn hoặc hoãn thanh toán nợ gốc, lãi hoặc phí phát sinh trong trƣờng hợp tổn thất tín dụng (nghĩa là xoá sổ, trích dự phòng hoặc các bút toán tƣơng tự khác trong tài khoản lỗ lãi). Tuy nhiên, ngân hàng không cần đƣa trƣờng hợp cơ cấu lại vào danh sách các tình huống tín dụng nếu có thể kiểm soát hoàn toàn quyết định cơ cấu lại nghĩa vụ cơ bản. Ví dụ nhƣ ngân hàng có quyền phản đối việc cơ cấu lại. Nếu có thể xác định rằng bất kể tƣ cách pháp lý và tính chất kinh tế của giao dịch, ngân hàng trong thực tế không thể phản đối việc cơ cấu lại thì các cơ quan chủ quản có thể yêu cầu ngân hàng bảo vệ việc cơ cấu lại để ngân hàng có thể ghi nhận việc bảo vệ là CRM vì mục đích đảm bảo an toàn vốn.

(b) Nếu sản phẩm phái sinh tín dụng không quy định những nghĩa vụ cơ bản thì phần (g) dƣới đây sẽ quyết định độ lệch tài sản là đƣợc phép hay không.

(d) Công nhận những sản phẩm phái sinh tín dụng cho phép thanh toán tiền mặt vì mục đích vốn nếu có một quy trình đánh giá hiệu quả để ƣớc tính

45

tổn thất. Cần có một thời gian xác định cụ thể để thực hiện hậu đánh giá tình huống tín dụng đối với các nghĩa vụ cơ bản. Nếu nghĩa vụ tham chiếu trong sản phẩm phái sinh tín dụng vì mục đích thanh toán tiền mặt khác so với nghĩa vụ cơ bản thì phần (g) dƣới đây sẽ quyết định độ lệch về tài sản là đƣợc phép hay không.

(e) Nếu quyền/khả năng chuyển nhƣợng nghĩa vụ cơ bản của ngƣời đƣợc bảo lãnh cho ngƣời bảo lãnh trong công tác thanh toán là bắt buộc, các điều khoản về nghĩa vụ cơ bản phải quy định rằng bất kỳ ý kiến đồng ý cần thiết nào đối với việc chuyển nhƣợng nhƣ vậy không thể bị từ chối một cách bất hợp lý.

(f) Cần quy định rõ ràng căn cứ xác định liệu một sự kiện tín dụng xảy ra hay không. Việc xác định này không thể là trách nhiệm duy nhất của bên bảo lãnh. Bên đƣợc bảo lãnh phải có quyền/khả năng thông báo cho bên bảo lãnh về việc xảy ra một tình huống tín dụng.

(g) Đƣợc phép có khác biệt giữa nghĩa vụ cơ bản và nghĩa vụ tham chiếu (tức là nghĩa vụ xác định giá trị thanh toán tiền mặt hoặc nghĩa vụ hoàn trả) nếu (1) nghĩa vụ tham chiếu có giá trị thấp hơn nghĩa vụ cơ bản và (2) nghĩa vụ cơ bản và nghĩa vụ tham chiếu thuộc về cùng một bên mắc nợ (nghĩa là cùng một pháp nhân) và có những điều khoản khả thi về mặt pháp lý xử lý xung đột quy định.

(h) Đƣợc phép có khác biệt giữa nghĩa vụ cơ bản và nghĩa vụ áp dụng xác định liệu một sự kiện tín dụng có xảy ra hay không nếu (1) nghĩa vụ kể sau ở trên có giá trị thấp hơn nghĩa vụ cơ bản và (2) nghĩa vụ cơ bản và nghĩa vụ tham chiếu thuộc về cùng một bên mắc nợ (nghĩa là cùng một pháp nhân) và có những điều khoản khả thi về mặt pháp lý xử lý xung đột quy định.

Chỉ những nghiệp vụ hoán đổi thanh toán tín dụng và nghiệp vụ hoán đối hồi lại có giá trị tƣơng tự bảo lãnh mới đƣợc coi là hợp lệ. Áp dụng ngoại lệ sau. Bảo đảm tín dụng sẽ không đƣợc công nhận nếu ngân hàng đƣợc bảo lãnh tín dụng thông qua nghiệp vụ hoán đổi hồi lại ghi nhận các khoản thanh

46

toán ròng từ nghiệp vụ hoán đổi vào thu nhập ròng nhƣng không hạch toán sự sụt giảm giá trị thuần của tài sản đƣợc bảo đảm (hoặc thông qua việc ghi giảm giá trị thực tế hoặc ghi tăng vào quỹ dự trữ).

1.2.3.4 Cơ chế chứng khoán hóa

Các ngân hàng phải áp dụng cơ chế chứng khoán hoá để xác định các yêu cầu vốn quy định cho những rủi ro nảy sinh từ các tài sản chứng khoán hoá tổng hợp và chứng khoán hoá truyền thống hoặc các cấu trúc khác có các đặc trƣng giống hai hình thức trên. Vì tài sản chứng khoán hoá có thể đƣợc cấu trúc theo nhiều cách thức khác nhau, cách tính vốn áp dụng đối với một sự chứng khoán hoá phải đƣợc xác định dựa trên nội dung kinh tế chứ không phải dựa trên hình thức pháp lý. Tƣơng tự nhƣ vậy, những ngƣời giám sát sẽ dựa vào nội dung kinh tế của giao dịch để đƣa ra quyết định liệu việc xác định vốn quy định có nên tuân thủ theo cơ chế chứng khoán hoá không. Các ngân hàng nên thảo luận với những ngƣời giám sát cấp quốc gia của họ khi không chắc chắn về việc một giao dịch nhất định có đƣợc coi là chứng khoán hoá không. Ví dụ, các giao dịch liên quan đến dòng tiền mặt từ bất động sản (ví dụ tiền cho thuê nhà) có thể đƣợc coi là một khoản cho vay chuyên dụng, nếu giao dịch đó đƣợc chứng thực.

Chứng khoán hoá truyền thống là cấu trúc trong đó dòng tiền từ nhóm tài sản cơ sở đƣợc sử dụng để phục vụ (service) ít nhất hai bộ phận hoặc hai phân tầng rủi ro khác nhau phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tƣ phụ thuộc vào chất lƣợng của các tài sản cơ sở cụ thể, không phải từ nghĩa vụ trả nợ của chủ thể có/ mang các tài sản trên. Các cấu trúc phân tầng, phân khoảng tạo nên đặc trƣng của chứng khoán hoá, khác biệt với các công cụ nợ cao cấp/ thứ cấp thông thƣờng ở chỗ bộ phận chứng khoán hoá thứ cấp có thể hấp thụ khoản lỗ mà không làm ảnh hƣởng đến các khoản thanh toán theo hợp đồng của các bộ phận chứng khoán hoá cao cấp hơn, trong khi đó bộ phận thứ cấp trong cấu trúc nợ cao cấp/ thứ cấp liên quan đến vấn đề ƣu tiên đối với tính lỏng cao.

47

Chứng khoán hoá tổng hợp là một cấu trúc với ít nhất hai bộ phận hoặc hai phân tầng rủi ro khác nhau phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau trong đó, rủi ro tín dụng của một nhóm tài sản cơ sở đƣợc chuyển nhƣợng, toàn bộ hoặc một phần, thông qua việc sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh đƣợc tài trợ (nhƣ kỳ phiếu tín dụng), hoặc không đƣợc tài trợ (hợp đồng hoán đổi nợ xấu) hoặc bảo lãnh nhằm ngăn ngừa các rủi ro tín dụng của danh mục tài sản. Do đó, rủi ro tiềm năng của ngƣời đầu tƣ phụ thuộc vào chất lƣợng của nhóm tài sản cơ sở.

Các tài sản rủi ro của ngân hàng thực hiện chứng khoán hoá đƣợc gọi là “đối tƣợng chứng khoán hoá”. Đối tƣợng chứng khoán hoá bao gồm nhƣng không giới hạn trong các đối tƣợng sau: chứng khoán đảm bảo bằng tài sản, chứng khoán có thế chấp tài sản, tài sản có tính lỏng cao, hợp đồng hoán đổi

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)