-Trên thực tế, không một ngân hàng nào có thể khẳng định dự trữ thanh khoản của ngân hàng mình đã hợp lý hay không? Nếu chưa vượt qua những thử thách của thị trường. Do vậy, các nhà quản trị cần chú ý đến các tín hiệu sau đây của thị trường tài chính.
+ Lòng tin của công chúng: Các cá nhân và tổ chức có lo ngại về khả năng thanh khoản của ngân hàng không?
+ Sự vận động trong giá cổ phiếu: giá cổ phiếu của ngân hàng đang giảm sút có phải do nhà đầu tư lo ngại về một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra đối với ngân hàng?
+ Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi và các khoản cho vay khác: Phần bù rủi ro này có cao hơn mức bình quân trên thị trường, điều đó thể hiện nhà đầu tư có những lo ngại về tương lai phát triển của ngân hàng?
+ Tổn thất trong việc bán tài sản: Ngân hàng có phải thường xuyên bán tài sản với tổn thất đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản?
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng: Với khoản tín dụng chất lượng cao, ngân hàng luôn có khả năng đáp ứng hay từ chối?
+ Vay vốn từ ngân hàng trung ương: Ngân hàng có nằm trong tình huống bắt buộc phải vay những khoản lớn từ ngân hàng trung ương để đảm bảo khả năng thanh toán hay không?
Nếu câu trả lời là có cho bất kỳ tín hiệu nào trên đây, nhà quản trị cần xem xét lại chiến lược quản trị và thực tế khả năng thanh khoản để có các quyết định thay đổi phù hợp nhằm mang lại một kết quả tốt hơn cho trạng thái thanh khoản.
CHƯƠNG 2
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM