0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 85 -87 )

Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn mực quốc tế vẫn còn khá mới mẻ đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Quản trị rủi ro thanh khoản là công việc phát sinh thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, quản lý có bài bản, có quy trình thì đối với hệ thống NHTM Việt Nam còn tương đối mới mẻ, việc quản trị rủi ro thanh khoản hầu như còn mang tính chất giải quyết sự vụ phát

sinh mà chưa có tính chiến lược, kế hoạch dài hạn. Bên cạnh đó, do hệ thống NHTM Việt Nam chưa triển khai quản trị rủi ro thanh khoản theo thông lệ quốc tế nên chưa có các chuẩn mực để so sánh, đối chiếu, phân loại đối với các tổ chức hoạt động có cùng tính chất, quy mô, địa bàn…

Để hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần phải tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu và sàng lọc các tri thức, khoa học, chuẩn mực và thực tiễn quản lý hiện đại từ các định chế tài chính nước ngoài để từ đó áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. Việc này đòi hỏi cần phải có lộ trình về mặt thời gian chứ không thể tiến hành một sớm một chiều do các NHTM Việt Nam cần phải hoàn thiện và đồng bộ hóa nhiều vấn đề cùng một lúc mới có thể nâng cao được năng lực quản trị rủi ro thanh khoản.

Thiếu sự minh bạch hóa, công khai hóa thông tin.

Các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được minh bạch do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thường chưa có thói quen công khai hóa các thông tin tài chính một cách chính xác cho các Ngân hàng hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng vì lo ngại lộ bí mật kinh doanh. Tại Việt Nam hiện nay, ngoài trung tâm tín dụng Ngân hàng Nhà nước CIC cũng chưa có một công ty định mức tín dụng chuyên nghiệp nào cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích thông tin tài chính, định mức tín nhiệm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng trước khi đưa ra quyết định cho vay. Chính việc thiếu những nguồn thông tin đa dạng, chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp đã khiến cho việc sử dụng vốn tại ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao mà cụ thể là chất lượng tín dụng chưa cao, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng và có thể sẽ kéo theo về rủi ro thanh khoản khi các khoản tín dụng đến hạn không thu hồi được do khách hàng không đủ năng lực tài chính để trả nợ.

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) Thị trường tài chính chưa phát triển.

Đây là nguyên nhân làm hạn chế rất lớn tới quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Thị trường tài chính kém phát triển đồng nghĩa với việc ngân hàng khó tiếp cận với nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các kênh huy động vốn khác. Trong điều kiện thị trường tiền tệ nhỏ và kém phát triển dẫn đến việc lưu thông vốn giữa các định chế tài chính bị cản trở, khi cần ngân hàng sẽ rất khó để vay vốn với khối lượng lớn và với mức chi phí thấp. Hiện nay, do thị trường tiền tệ ở Việt Nam còn phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy, khi phát sinh nhu cầu vay vốn để bổ sung khả năng thanh khoản tạm thời, các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu là vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay tái cấp vốn của NHNN.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 85 -87 )

×