0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 39 -41 )

Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên đã được cổ đông và cán bộ nhân viên Maritime Bank theo đuổi trong suốt 20 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với Maritime Bank. Đây cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của Maritime Bank:

Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương tại thành phố Cảng Hải Phòng.

Thời kỳ 1998 – 2001 cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh.

Thời kỳ 2002-2004: là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của Maritime Bank. Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị (HĐQT), Ban Điều hành (BĐH), cũng như toàn thể cán bộ nhân viên (CBNV), Maritime Bank đã vượt qua gian nan, thử thách để khẳng định vị thế của mình.

Tháng 8 năm 2005: Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước. Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Maritime Bank. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.

Năm 2006-2009: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ (khối Dịch vụ, khối khách

hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, khối Kinh doanh Nguồn vốn và khối Quản lý rủi ro…) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm.

Năm 2010: Maritime Bank triển khai chiến lược mới hợp tác với McKinsey – Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Thực hiện tái cơ cấu tổ chức, thay đổi căn bản phương thức quản lý, điều hành kinh doanh từ trụ sở chính đến các đơn vị kinh doanh nhằm không chỉ đối phó với các thách thức mà còn phát huy được những ưu thế vốn có, tận dụng mọi cơ hội để lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt. Thông qua việc thực hiện chương trình chuyển đổi giai đoạn I, Maritime Bank đã có những điều chỉnh quan trọng về trọng tâm chiến lược phát triển kinh doanh, thiết lập mô hình ngân hàng chuyên doanh theo tiêu chuẩn quốc tế, củng cố nền tảng chính sách, kiện toàn hệ thống văn bản định chế, nâng cấp hạ tầng công nghệ và chú trọng tạo lập các giá trị văn hóa doanh nghiệp.

Năm 2011: Tiếp tục triển khai sâu rộng dự án chiến lược phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái và nền kinh tế trong nước đầy bất ổn như: chỉ số lạm phát còn tăng cao, mức độ tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước và nước ngoài đều có chiều hướng chững lại do các chính sách thắt chặt tiền tệ và đầu tư công… Đặc biệt, năm 2011 còn là thời điểm vô cùng khó khăn đối với ngành tài chính ngân hàng khi phải đối mặt với các cú sốc về lãi suất, tỷ giá, tình trạng nợ xấu gia tăng và sức ép đối với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Trước những thách thức đó, HĐQTHội đồng quản trị, BĐH Ban điều hành và toàn thể CBNV Maritime Bank đã cùng nỗ lực vượt qua khó khăn và thực hiện có kết quả các mục tiêu kế hoạch đề ra.

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) Năm 2011 cũng là năm hệ thống công nghệ ngân hàng đã có sự chuyển hóa

sâu rộng nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh và hoạt động ngân hàng, trong đó có dự án lớn mang tính đổi mới và đột phá cho Maritime Bank như hệ thống quản lý rủi ro Kondor+, hệ thống giao dịch trực tuyến đa kênh (Internet Banking, Mobile, SMS…) trên công nghệ IBM.

Với sự nỗ lực trong việc giữ ổn định kinh doanh ngân hàng, triển khai các chủ trương chính sách của Chính phủ, NHNN trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, bảo đảm khả năng thanh toán, kiểm soát lạm phát, Maritime Bank được NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là 17% và xếp hạng trong nhóm 1 – nhóm các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả nhất Việt Nam.

Hệ thống mạng lưới của Maritime Bank đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2011 gồm: Hội sở chính, Sở giao dịch, 43 chi nhánh và 157 phòng giao dịch. Maritime Bank hiện có 1 công ty con là Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Maritime Bank (AMC) với vốn điều lệ là 51,6 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 39 -41 )

×