Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 03 năm gần nhất.
Các số liệu tài chính sử dụng được lấy từ Báo cáo tài chính năm 2009, năm 2010 và năm 2011 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young Vietnam (E&Y).
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng/ giảm 2010 so với 2009 (%) Tăng/ Giảm 2011 so với 2010 (%) Tổng tài sản 63,.882 115,.336 114,.375 80.,55 -0.,83 Tổng vốn huy động 59.,287 107.,284 102.,814 80,.96 -4,.17 Tổng dư nợ 23.,872 31.,830 37.,753 33,.34 18,.61 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,.52 1,.64 2,.07 0,.12 0,.43 Lợi nhuận trước thuế 1.,005 1.,518 1,.037 51,.04 -31,.69 Vốn cổ phần 3,.000 5.,000 8,.000 66,.67 60,.00 Tỷ lệ chia cổ tức (%) 25 25 17,.5 0,.00 -7,.5
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011.
Tỷ đồng
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) Đến thời điểm 31/12/2011 vốn điều lệ của Maritime Bank đạt 8.,000 tỷ
đồng tăng 3.,000 tỷ đồng tương đương tăng 60% so với năm 2010, tăng 5.,000 tỷ đồng tương đương tăng 167% so với năm 2009. Việc tăng vốn cổ phần sẽ giúp Maritime Bank tăng cường năng lực tài chính để phục vụ tăng trưởng theo chiến lược phát triển của mình như: đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển mạng lưới ngân hàng. Phát triển công nghệ: đầu tư hệ thống ATM và công nghệ để mở rộng liên kết thẻ, kết nối thanh toán, mở rộng quan hệ thanh toán với các ngân hàng nước ngoài, dịch vụ tài trợ thương mại. Phát triển dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ kiều hối, dịch vụ trung gian thanh toán... Đồng thời, việc tăng vốn còn giúp đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, tạo đòn bẩy tăng huy động vốn cũng như để phục vụ nhu cầu vốn cho chiến lược kinh doanh của Maritime Bank.
Tỷ đồng
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011
Biểu 2.2: Tăng trưởng quy mô huy động vốn
Tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2010 tăng 47.,997 tỷ đồng tương đương tăng 81% so với năm 2009 và giảm nhẹ 4% vào năm 2011 do khó khăn chung của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và hợp lý
giúp cho Maritime Bank có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng và luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong năm qua, sự cạnh tranh giữa các TCTD trở nên mạnh mẽ, tình hình lãi suất và thanh khoản có nhiều biến động, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng bắt đầu diễn ra đã đẩy mức lãi suất huy động lên tới 18%, 19%, điều này làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng mạnh. Để hạ nhiệt lãi suất vào những tháng cuối năm 2011, NHNN phải bơm một lượng tiền khá lớn trên thị trường mở. Tuy nhiên, với nỗ lực của mình công tác huy động vốn của Maritime Bank vẫn duy trì được sự ổn định, góp phần đảm bảo an toàn về nguồn vốn của Ngân hàng.
Tỷ đồng
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011
Biểu 2.3: Tăng trưởng quy mô cho vay khách hàng
Dư nợ của Maritime Bank tại thời điểm 31/12/2011 là 37.,753 tỷ đồng tăng 5.,923 tỷ đồng tương đương tăng 18,.,6% so với năm 2010. Các sản phẩm tín dụng mà Maritime Bank cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Trước
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) những biến động không mấy thuận lợi của nền kinh tế trong nước và thế giới,
việc nghiên cứu các chính sách và đối tượng cho vay của ngân hàng trở thành nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn của các khoản vay. Có thể thấy Maritime Bank đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này thông qua chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ nợ xấu.
Tại Maritime Bank tỷ lệ này đều nằm trong giới hạn cho phép của NHNN là dưới 3% mặc dù tỷ lệ này có biến động tăng nhẹ qua các năm nhưng nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế. Khi mà kinh tế trong nước và toàn cầu đầy bất ổn như chỉ số lạm phát tăng cao, mức độ tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước và nước ngoài đều có chiều hướng chững lại do các chính sách thắt chặt tiền tệ và đầu tư công…nên một số khách hàng bị ảnh hưởng, nguồn thu suy giảm nên chưa thu xếp được tiền trả ngân hàng khi khoản vay đến hạn. Đặc biệt, năm 2011 còn là thời điểm vô cùng khó khăn đối với ngành ngân hàng tài chính, phải đối mặt với cú sốc về lãi suất, tỷ giá, tình trạng nợ xấu gia tăng, và sức ép trong việc tái cấu trúc ngành ngân hàng.
Tỷ đồng
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011
Tại thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của Maritime Bank đạt 114.,375 tỷ đồng tăng 50.,493 tỷ đồng tương đương tăng 79% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 1.,037 tỷ đồng. Nhìn chung chỉ tiêu Tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2011 do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh
không thuận lợi.
Một số chỉ tiêu doanh thu và chi phí
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về thu nhập Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng/Giả m N.2010 so với N.2009 (%) Tăng/Giả m N.2011 so với N.2010 (%)
Thu nhập lãi thuần 1.,278,.44
9
1,.919,.90
3
1,.557,.47
6 50.,17 -18.,88
Lãi/lỗ thuần hoạt động
d/vụ 122.,742 207.,021 343.,751 68,.66 66,.05
Lãi/lỗ thuần hoạt động
kinh doanh ngoại hối 87.,768 (106.,983) 41.,904 -221,.89 139,.17
Lãi/lỗ thuần hoạt động
mua bán CK kinh doanh - (12.,496) (35.,017) -180,.23
Lãi/lỗ thuần hoạt động
mua bán CK đầu tư 56.,584 389.,390 (29.,308) 588,.16 -107,.53
Lãi/lỗ thuần hoạt động
khác 8.,713 159.,377 412.,062 1729,.19 158,.55
Thu nhập góp vốn cổ
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) Tổng thu nhập thuần 1.,596.,73 7 2.,629.,21 9 2.,412.,47 8 64,.66 -8,.24
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011.
Triệu đồng
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011
Biểu 2.5: Tổng thu nhập thuần
Tổng thu nhập thuần của Maritime Bank trong năm 2010 tăng 1.,032.,482 tỷ đồng tương đương tăng 65% so với năm 2009 và giảm nhẹ 8% trong năm 2011. Thu nhập chính của Ngân hàng là nguồn thu từ lãi, thu nhập từ lãi chiếm 65% tổng thu nhập hoạt động Ngân hàng, thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác chiếm một tỷ trọng nhỏ. Năm 2010 chỉ tiêu Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là (107) tỷ đồng, sụt giảm mạnh, nguyên nhân do Maritime Bank, cũng như nhiều TCTD khác đã gặp khó khăn trong việc hạn chế thất thoát vì có sự chênh lệch giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá tại thị trường tự do. Ngoài ra, thị trường ngoại hối có những biến động không lường, đồng USD mất giá mạnh đã gây ra rủi ro lớn cho Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2011 bị thua lỗ do bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, khủng hoảng tiền tệ diễn ra liên tiếp tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã ảnh hưởng không tốt tới thị trường chứng khoán Việt Nam điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) Bảng 2.3: Chi phí hoạt động chung
Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng/Giảm N.2010 so với N.2009 (%) Tăng/Giảm N.2011 so với N.2010 (%) Chi phí hoạt động 509.,120 924.,207 1.,255.,904 81,.53 35,.89 Trong đó
Lương và chi phí liên quan 248.,251 418.,307 578.,456 68,.50 38,.29 Chi phí khấu hao 22.,599 33.,804 69.,076 49,.58 104,.34 Chi phí khác 238.,270 472.,096 608.,372 98,.13 28,.87 Dự phòng rủi ro tín dụng 160.,720 186.,824 119.,979 16,.24 -35,.78 Chi hoạt động & dự
phòng rủi ro 669.,840 1.,111.,031 1.,375.,883 65,.87 23,.84
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011 Triệu đồng
Nguồn số liệu: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2009 đến 2011
Tổng chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro của Maritime Bank trong năm 2011 là 1.,375.,883 tỷ đồng tăng 264.,852 tỷ đồng, tương đương tăng 23,.8% so với năm 2010. Tổng các chi phí hoạt động chung của ngân hàng tăng đều qua các năm phù hợp với quy mô phát triển của ngân hàng ngày càng tăng, hệ thống mạng lưới mở rộng, nhân sự tăng nhanh, đầu tư công nghệ và cơ sở hạ tầng theo đó cũng tăng. Điều này làm cho chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí hoạt động… tăng lên tương ứng.
Với tầm nhìn, chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, Maritime Bank đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Các chỉ tiêu tài chính gồm: vốn điều lệ, tổng dư nợ, tổng huy động, tổng tài sản, lợi nhuận của Maritime Bank đều tăng.
Tốc độ tăng trưởng cao của Maritime Bank trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt 20 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho Maritime Bank. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của Maritime Bank trong tương lai. Năm 2011 Maritime Bank nhận giải thưởng do Thời báo kinh tế Việt Nam cùng Cục xúc tiến Thương mại tổ chức trao tặng cho các doanh nghiệp Việt Nam có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia.
Căn cứ vào kết quả Báo tài chính trong 03 năm 2009, 2010 và 2011 thấy rằng: Maritime Bank luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8% và trên 9% theo thông tư 13 áp dụng từ năm 2010. Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 3%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của Maritime Bank.
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) 2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank