Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa vào Tài sản “Có”

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 25 - 27)

-Khi thực hiện chiến lược này, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Trong trường hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hạn chế của chiến lược này là ngân hàng sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn. Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh khoản đủ lớn dưới hình thức nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ bán lần lượt các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hóa tài sản, bởi lẽ nguồn cung thanh khoản được tài trợ bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt.

Tài sản thanh khoản phải có các đặc điểm sau:

-Phổ biến trên thị trường nên có thể chuyển hóa ra tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng.

-Giá cả ổn định để không ảnh hưởng đến tốc độ và doanh thu bán tài sản.

-Người bán có thể mua lại dễ dàng với giá không cao hơn nhiều so với giá đã bán ra để khôi phục khoản đầu tư ban đầu.

-Những tài sản có tính thanh khoản phổ biến bao gồm: trái phiếu kho bạc Nhà nước, các khoản vay ngân hàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các TCTD khác, chứng khoán Chính phủ, tín phiếu của TCTD khác. Như vậy, trong chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa trên tài sản “Có”, một ngân hàng được coi là quản trị rủi ro thanh khoản tốt nếu ngân hàng này có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời.

-Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa vào tài sản “Có” có ưu điểm là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà không bị lệ thuộc vào các chủ thể khác. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế sau:

+ Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này tạo ra. Như vậy, ngân hàng đã chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản đã đầu tư.

+ Phần lớn các trường hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch như hoa hồng trả cho người môi giới chứng khoán.

+ Tổn thất càng lớn cho ngân hàng nếu các tài sản đem bán bị giảm giá trên thị trường, hoặc bị người mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

+ Ngân hàng phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, lại là các tài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, và kết quả là lợi nhuận ngân hàng giảm.

1.2.4.2 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa vào Tài sản “Nợ”. -Đây là chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phổ biến được các ngân hàng lớn sử dụng. Trong chiến lược này, nhu cầu thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay mượn chủ yếu là để đáp

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi có nhu cầu thanh khoản

phát sinh.

-Nguồn tài trợ cho chiến lược này thường bao gồm: vay qua đêm, vay NHNN, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng mệnh giá lớn…

-Ưu điểm của chiến lược này là cho phép ngân hàng tranh thủ nguồn

vốn từ bên ngoài để đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đáp ứng được nhu cầu thanh khoản lớn vượt khả năng thanh toán của ngân hàng.

-Nhược điểm của chiến lược này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị

trường tiền tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn về tài chính, khi thông tin này lan rộng, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần. Cùng lúc đó, các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro có thể gặp phải cũng sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này để giải quyết những khó khăn về thanh khoản.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 25 - 27)