Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 29)

1.2.5.1 Phương pháp phân tích thanh khoản truyền thống.

-Quản trị thanh khoản theo phương pháp truyền thống hay phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản: là phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản.

-Một số chỉ tiêu quản trị rủi ro thanh khoản thường được áp dụng. a. Chỉ số trạng thái tiền mặt

Chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Về lý thuyết, nếu chỉ số trạng thái tiền mặt càng lớn thì ngân hàng có khả năng thanh khoản tức thời lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng bởi vì đây là các tài sản không sinh lời hoặc hầu như không sinh lời cho ngân hàng. Điều này thể hiện quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng chưa có hiệu quả về quản lý chi phí cho dù có hạn chế được rủi ro thanh khoản.

Chỉ số trạng thái tiền

Vốn khả dụng

=

Tổng tài sản Có

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

b. Chỉ số dự trữ thanh toán.

Dự trữ thanh toán = Dự trữ sơ cấp + giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao*tỷ lệ điều chỉnh + tiền gửi liên ngân hàng đến hạn trong 1 tháng.

Giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao gồm: tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, công trái giao dục, trái phiếu đô thị…

Tỷ lệ điều chỉnh do từng ngân hàng quy định nhưng tối đa bằng mức quy định của NHNN.

Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự trang trải vốn của ngân hàng để giải quyết các vấn đề về vốn tại các thời điểm khó khăn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng có khả năng thanh khoản cao, tuy nhiên đây là khoản mục sinh lời có độ rủi ro thấp, do đó khả năng sinh lời không cao. Nếu tỷ lệ này quá cao cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thực tế hiện nay, các ngân hàng đang có xu hướng tăng đầu tư vào giấy tờ có giá và đầu tư liên ngân hàng nhằm mục tiêu lành mạnh hóa tình hình tài chính do đây là những khoản mục sinh lời được đánh giá là độ rủi ro thấp.

c. Chỉ số cho vay/tiền gửi.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng hoạt động một cách độc lập của ngân hàng. Do dư nợ cho vay là tài sản ít thanh khoản và cho khả năng sinh lời cao nên tỷ số này cao thể hiện khả năng sinh lời cao, khả năng thanh khoản thấp. Ngoài ra, tỷ số này thể hiện khả năng tự chủ của ngân hàng trong việc huy động và sử dụng vốn. Tỷ lệ này thấp có thể do hai nguyên nhân:

Chỉ số dự trữ thanh toán =

Dự trữ thanh toán Tổng tài sản Có

Chỉ số cho vay/tiền gửi =

Dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi ro

Tiền gửi của khách hàng

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) + Một là: do huy động kém phải sử dụng vốn vay liên ngân hàng với lãi

suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, làm giảm khả năng sinh lời.

+ Hai là: do dư nợ cho vay thấp phải sử dụng tiền huy động để cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

d. Chỉ số cơ cấu tiền gửi.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định trong nguồn cung thanh khoản của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi càng thấp thì nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng càng thấp và ngân hàng được coi là có khả năng thanh khoản và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh, các ngân hàng luôn muốn có một chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi cao để có mức giá vốn huy động đầu vào bình quân thấp nhằm thu được nhiều lợi nhuận cao hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

e. Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.

Một thực tế phổ biến tại hầu hết các NHTM là lượng vốn huy động ngắn hạn thường cao hơn so với cho vay ngắn hạn, trái lại, vốn huy động trung dài hạn lại thấp hơn so với cho vay trung dài hạn dẫn tới việc dư thừa vốn huy động ngắn hạn và thiếu hụt vốn cho vay trung dài hạn. Để đáp ứng sự thiếu hụt này, các NHTM thường sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để bù đắp nguồn vốn thiếu hụt cho vay trung, dài hạn. Mặc dù kỳ hạn của các nguồn vốn ngắn hạn kế tiếp nhau tạo thành một nguồn dài hạn và các NHTM có thể sử dụng một phần vốn ngắn hạn đó để cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, hành động này dẫn tới rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng rút vốn trước hạn, ngân hàng sẽ không kịp thu hồi các nguồn cho vay trung dài hạn để đáp ứng các nhu cầu rút vốn trước hạn dẫn tới giảm khả năng chi trả cho ngân hàng.

Chỉ số cơ cầu tiền gửi =

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Tỷ lệ này cho biết ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Tỷ lệ này thấp tức là ngân hàng có khả năng thanh khoản cao. Theo quy định trong thông tư 15 ngày 10 tháng 08 năm 2009 yêu cầu các NHTM duy trì tỷ lệ này tối đa không vượt quá 30% để đảm bảo thanh khoản trong hoạt động.

f. Tỷ lệ khả năng chi trả.

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng trong tương lai, phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng bằng việc dùng các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán. Nếu chỉ số khả năng thanh toán càng cao thì ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản ngắn hạn càng cao và ngược lại. g. Tỷ lệ chứng khoán thanh khoản trên tổng tài sản.

Các chứng khoán được đánh giá có tính thanh khoản cao gồm: trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, kỳ phiếu, công trái… Đây là các công cụ của chính sách tiền tệ được Nhà nước sử dụng để điều tiết lượng tiền mặt trong lưu thông. Tỷ lệ này lớn thể hiện ngân hàng có khả năng thanh khoản cao. h. Trạng thái thanh khoản ròng đối với các TCTD.

Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn =

Dư nợ trung dài hạn – Nguồn vốn trung dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn

Tỷ lệ khả năng chi trả =

Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay Tổng tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán

Tiền gửi + cho vay TCTD Tỷ lệ chứng khoán thanh khoản/tổng tài sản =

Chứng khoán Chính Phủ Tổng tài sản

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands)

1.2.5.2 Phương pháp phân tích thanh khoản động

- Phương pháp phân tích thanh khoản động hay còn gọi là phương pháp dòng tiền: đây là phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản bằng cách dự đoán cung cầu thanh khoản, chênh lệch cung cầu từ đó đưa ra chính sách quản trị rủi ro thanh khoản.

 Bước 1: Lập báo cáo cung cầu thanh khoản.

+ Theo phương pháp này, trước hết cần lập báo cáo cung cầu thanh khoản phân theo các thang kỳ hạn. Khi lập báo cáo, mọi khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phải được báo cáo bằng cách phân bổ dữ liệu gốc, luồng tiền vào, luồng tiền ra vào các thang kỳ hạn khác nhau. Đối với những khoản mục không có kỳ hạn hoặc không có ngày đến hạn thì cần sử dụng các giả thiết kết hợp với phân tích dữ liệu lịch sử để chia vào các thang kỳ hạn thích hợp. Căn cứ vào báo cáo này cho biết nhu cầu vốn mà Ngân hàng cần huy động đối với từng thang kỳ hạn nhằm đảm bảo đáp ứng khả năng thanh toán tại mọi thời điểm.

+ Các thang kỳ hạn được sử dụng phù hợp với yêu cầu quản lý tại mỗi ngân hàng và tại mỗi giai đoạn khác nhau.

 Bước 2: Phân tích mô phỏng thanh khoản.

- Định kỳ, lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm:

+ Giả định thay đổi lãi suất.

+ Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô: lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, cạnh tranh của các TCTD khác, uy tín ngân hàng…

- Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau: + Kế hoạch cho vay mới.

+ Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá. + Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của NHNN.

+ Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các TCTD khác. + Khả năng thực hiện hợp đồng repo.

+ Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…) thành tiền mặt.

 Bước 3: Phân tích khả năng thanh khoản.

- Theo từng kịch bản, xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào ra. Xác định khe hở thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị thanh khoản ngân hàng 1.2.6.1 Các nhân tố bên trong 1.2.6.1 Các nhân tố bên trong

-Tiềm lực tài chính của ngân hàng: đây là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng, một ngân hàng có tiềm lực tài chính và uy tín lớn mạnh sẽ dễ dàng đương đầu và vượt qua các vấn đề khó khăn về thanh khoản. Mặt khác, với thế mạnh về năng lực tài chính và uy tín, ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút lòng tin của khách hàng trong công tác huy

động vốn từ đó làm tăng nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng.

-Mục tiêu hoạt động của ngân hàng: tác động trực tiếp tới vấn đề thanh khoản của ngân hàng do chúng được cụ thể hóa thành các quy trình hoạt động, quy định điều chỉnh hoạt động của ngân hàng trong tất cả các vấn đề về vốn, cải tiến công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, công tác quản trị… Tại những thời điểm khác nhau, tùy tình hình nội bộ, biến

động thị trường mà các vấn đề nào sẽ được ưu tiên giải quyết.

-Khả năng ứng dụng công nghệ: trong công tác quản trị, bảo mật thông tin là yếu tố sống còn của tất cả các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính hiện đại. Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông,

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi chính xác kịp thời, việc ứng dụng

công nghệ cao đem lại sự an toàn, hiệu quả và nâng cao uy tín của ngân hàng. -Công tác dự báo: đây là một hoạt động rất quan trọng có thể giúp các nhà quản trị lường trước rủi ro, chuẩn bị giải pháp ứng phó, song đây cũng là công tác rất khó có thể thực hiện tốt do một số hạn chế về quy mô tổ chức, công tác thu thập thông tin, trình độ cán bộ nghiên cứu, mức độ biến động

phức tạp của thị trường.

-Mối liên hệ với thị trường tiền tệ: ngân hàng không thể có khả năng

thanh khoản tốt nếu bị cô lập với thị trường vốn liên ngân hàng. 1.2.6.2 Các nhân tố bên ngoài

-Yếu tố chính trị, pháp luật: Ngân hàng nhà nước thực hiện vai trò điều tiết thị trường thông qua chính sách tiền tệ, tại các thời điểm khác nhau, tùy theo biến động của thị trường và mục tiêu điều tiết thị trường, NHNN có thể ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách bảo vệ ngân hàng hay khách hàng do đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Ví dụ: việc tăng lãi suất cơ bản ảnh hưởng tới lãi suất cho vay trần của các NHTM hay việc giới hạn huy

động ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của ngân hàng.

-Yếu tố tâm lý khách hàng: việc ảnh hưởng của tin đồn, dư luận tới tâm lý khách hàng, tới tính thanh khoản của ngân hàng không còn xa lạ. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một điển hình về rủi ro do yếu tố khách hàng mang lại. Tình huống này đã xảy ra với ACB hồi tháng 10 năm 2003 có một tin “không chính thức” là Ông Phạm Văn Thiệt – Tổng giám đốc ACB đã làm thụt két rồi bỏ trốn, sau đó bị bắt bỏ tù. Với tin đồn này, hàng loạt khách hàng của ACB ùn ùn kéo đến rút tiền tại Hội sở và một số chi nhánh của ACB tại TP.Hồ Chí Minh. ACB đã phải đối mặt với tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng. Sau đó Ông Phạm Văn Thiệt đã phải đứng ở quầy tiền gửi, đeo trước ngực một tấm bảng có đề tên và gắn ảnh mình để thuyết phục khách hàng rằng “Tôi là Tổng giám đốc ACB. Tôi không bỏ trốn!”. Và tiếp đó,

Thống đốc ngân hàng nhà nước đã khẳng định trên truyền hình: Ông Phạm Văn Thiệt – Tổng giám đốc ACB không hề bỏ trốn, tin đồn đó hoàn toàn không có thật. Tình huống thứ 2 lại tiếp tục xảy ra với ACB vào thời điểm tháng 8 năm 2012 khi có tin Bầu Kiên bị bắt, điều này cũng gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và một lần nữa ACB phải đối mặt với vấn đề mất thanh khoản, Ngân hàng nhà nước phải hỗ trợ vấn đề thanh khoản cho ACB, theo nguồn tin từ Reuters cho hay: ngày 21/08 NHNN đã bơm một lượng tiền lớn ra thị trường mở (OMO) 5.,000 tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản. Như vậy, một tin đồn xấu về ngân hàng có thể khiến khách hàng đến rút tiền hàng loạt, đưa ngân hàng vào trạng thái mất khả năng thanh khoản trầm trọng, có thể dẫn tới

suy thoái, phá sản của TCTD.

-Các yếu tố kinh tế: bao gồm cả các yếu tố tác động đến thu nhập của khách hàng (sự suy thoái hay phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất…) những yếu tố này ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng thông qua các hoạt động gửi tiền, cho vay, thanh toán…Khi nền kinh tế phát triển ổn định, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng do các nguồn cung, cầu thanh khoản ít biến động so với kế hoạch của ngân hàng, trái lại khi nền kinh tế có biến động lớn, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản sẽ phát sinh bất

thường, gây ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.

-Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ: áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào ngành ngân hàng giúp cho công tác quản trị thanh khoản của ngân hàng được hiệu quả. Đối với các khách hàng điều này sẽ giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, tăng tốc độ xử lý các

giao dịch, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

-Đối thủ cạnh tranh: trong nền kinh tế phát triển, nhiều TCTD được thành lập đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội như các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư. Các tổ chức này thu hút một lượng đáng kể nguồn vốn từ dân cư để phục vụ cho hoạt động đầu tư. Ngoài ra còn có rất nhiều các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Với kinh nghiệm

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) và tiềm lực của mình, sự hoạt động của các định chế tài chính này sẽ cạnh

tranh đáng kể trên thị trường tài chính, gây biến động lớn tới nhu cầu và

nguồn cung thanh khoản tại các ngân hàng.

1.2.7 Các tiêu chuẩn đánh giá an toàn thanh khoản

-Trên thực tế, không một ngân hàng nào có thể khẳng định dự trữ thanh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)