Các quy định về quản trị thanh khoản tại Maritime Bank

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 53 - 54)

-Quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể như sau:

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

+ Duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị các tài sản “Có” thanh toán ngay và các tài sản nợ.

+ Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản trị rủi ro thanh khoản do Ủy ban ALCO quy định.

+ Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

Một số quy định cơ bản của Maritime Bank về quản trị thanh khoản được cụ thể hóa bằng các văn bản sau:

-Quy định quản lý rủi ro thanh khoản được ban hành tại Maritime Bank theo quyết định số 002-QĐ-TGĐ ngày 22 tháng 02 năm 2011 nhằm mục đích chuẩn hóa các bước quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank, đồng thời làm căn cứ cho các bộ phận có liên quan thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản, đảm bảo tất cả các rủi ro thanh khoản đều được nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát và giám sát một cách hiệu quả.

-Quy định khung hạn mức quản lý rủi ro thanh khoản được ban hành tại Maritime Bank theo quyết định số 003-QĐ-TGĐ ngày 03/02/2011. Trên cơ sở khung hạn mức này, Maritime Bank ban hành các mức giới hạn cụ thể quản lý rủi ro thanh khoản nhằm tạo cơ chế quản lý rủi ro một cách khoa học và hiệu quả.

-Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Maritime Bank sử dụng công cụ QCA (đánh giá tín dụng định tính). QCA gồm hệ thống các câu hỏi được chia đều trên nhiều lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp như: mức độ nhạy

bén của chủ sở hữu doanh nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, quan hệ tín dụng với ngân hàng, ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động, khách hàng đầu ra, đầu vào, tiền mặt, tình hình tài chính…QCA là công cụ để sàng lọc, phân biệt khách hàng tốt – xấu, là cơ sở để đưa ra quyết định phê duyệt tín đụng và chính sách áp dụng đối với khách hàng.

-Để tăng cường an toàn hiệu quả cho khoản vay, Maritime Bank thành lập Hội đồng tín dụng và Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung theo quyết định số 7081/QĐ-2011 ngày 05/03/2011, theo đó cơ quan trung tâm tập trung quyền phê duyệt tín dụng là Hội động tín dụng, do TGĐ làm chủ tịch và chịu trách nhiệm phê duyệt các mức tín dụng lớn trong thẩm quyền được giao, nếu vượt mức được giao sẽ tiếp tục trình lên HĐQT, điều này đảm bảo việc tuân thủ và đồng bộ trong chính sách tín dụng. Các khoản tín dụng cho các định chế và doanh nghiệp lớn được phê duyệt tại Hội đồng tín dụng. Tín dụng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được phê duyệt tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung. Maritime Bank thành lập hai trung tâm xử lý tín dụng tập trung được đặt tại hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm xử lý tín dụng tập trung thực hiện ba mảng công việc: thẩm định, phê duyệt tín dụng, định giá và quản lý tài sản đảm bảo, giải ngân và kiểm soát tín dụng. Việc thành lập các Trung tâm xử lý tín dụng tập trung giúp cho Maritime Bank phục vụ tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu tín dụng của khách hàng và đảm bảo quản trị rủi ro tín dụng cùng hiệu quả kinh doanh.

-Để đảm bảo tăng cường nguồn vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả Maritime Bank ban hành quyết định số 7080-2011/QĐ-TGĐ ngày 04/03/2011 thành lập các trung tâm kho quỹ tập trung tại các tỉnh/thành phố và khu vực.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)