mốc thời gian. Diễn biến tình hình sử dụng ngư cụ bẫy để khai thác tôm hùm giống được thể hiện ở bảng 3-7.
Bảng 3-7: Tình hình sử dụng vật liệu chế tạo ngư cụ bẫy theo thời gian từ năm 1994-2013
(0: không được sử dụng; x: được sử dụng)
Vật liệu 1994 1997 2000 2003 2006 2009 2010 2011 2012 2013
Gỗ cắm cọc x x 0 0 0 0 0 0 0 0
Bẫy san hô treo 0 0 x x x x x x x x
Gỗ liên kết thành vàng bẫy 0 0 0 x x x 0 0 0 0 Cao su liên kết thành vàng bẫy 0 0 0 x x 0 0 0 0 0 San hô kết hợp với lưới 0 0 0 0 x x x x x x
Vật liệu làm ngư cụ bẫy và cách chế tạo, sử dụng bẫy có sự thay đổi lớn. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên ngư cụ bẫy sử dụng những cây gỗ được khoan lỗ cắm cố định xuống đáy biển. Hình thức bẫy này được sử dụng vào những năm đầu khi mới xuất hiện nghề khai thác tôm hùm giống (giai đoạn 1994-1997). Trong quá trình sử dụng, hình thức này biểu hiện nhiều bất cập như: quá trình thu sản phẩm khó khăn (người khai thác phải lặn xuống), chi phí đầu tư cao, sản lượng khai thác thấp.
- Từ năm 2000 người khai thác đã chuyển sang sử dụng bẫy bằng san hô treo giàn. Cho tới nay, bẫy bằng san hô treo giàn vẫn được sử dụng ở vùng biển ven bờ thôn Cát Lợi nhưng với số lượng hạn chế và hình thức này cũng giảm dần qua các năm gần đây. Lý do chủ yếu là vì bẫy sử dụng san hô treo giàn có chi phí đầu tư cao, tần suất kiểm tra bẫy ít hơn, khó khai thác được ở vùng biển có độ sâu lớn, tính cơ động kém.
- Giai đoạn 2003-2009 phần đông người dân đã chuyển sang hình thức bẫy sử dụng gỗ hoặc cao su khoan lỗ liên kết thành vàng bẫy. Tuy nhiên, vật liệu bằng gỗ không bền, khoảng 2 năm phải thay mới, giá thành cao nên ngư cụ này cũng không được ưa chuộng. Cùng với đó, vật liệu bằng cao su cũng tồn tại nhiều khuyết điểm như: Giá thành cao (đắt hơn gỗ), hiệu quả khai thác không cao, trong quá trình nhấc bẫy có thể gây hại tới con giống do các lỗ khoan trên bẫy cao su bị biến dạng dưới áp
lực của nước và trọng lượng của đá.
- Từ năm 2006 đến nay, xuất hiện hình thức bẫy sử dụng san hô khoan lỗ kết hợp với lưới bùi nhùi liên kết thành vàng bẫy. Loại bẫy này có nhiều ưu điểm: giá thành rẻ nhất trong các loại bẫy, có thể thả được ở các độ sâu khác nhau do có hệ thống phao ganh, hết mùa khai thác có thể vớt lên làm vệ sinh và bảo quản được dễ dàng, độ bền cao hơn bẫy bằng gỗ, chi phí đầu tư ban đầu thấp phù hợp với các hộ nghèo và cận nghèo.
- Việc sử dụng lưới mành để khai thác tôm giống cũng có sự thay đổi theo thời gian. Trong 5 năm trở lại đây, số hộ sử dụng lưới mành để khai thác tôm hùm giống đã giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do ngư dân phải sử dụng tàu thuyền để khai thác tôm hùm giống, đầu tư ban đầu cao và hàng ngày phải tốn chi phí cho xăng dầu.
- Số hộ khai thác tôm hùm giống bằng hình thức lặn bắt rất ít, và có xu hướng giảm. Lý do cơ bản là vì sản lượng khai thác không cao, thời gian khai thác ngắn, đòi hỏi người lặn phải có sức khỏe tốt.