Giá cả tôm hùm giống có sự tăng giảm qua các năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu tôm hùm giống cho nuôi thương phẩm, sản lượng khai thác tôm hùm giống. Vụ khai thác 2012-2013, giá tôm hùm giống ở mức cao so với những năm gần đây. Vào thời điểm khan hiếm, giá bán tôm hùm bông có lên đến 330.000 đồng/con. Kết quả tổng hợp giá tôm hùm giống trong 3 vụ khai thác gần đây nhất cho ở bảng 3-18.
Bảng 3-18: Giá cả các loại tôm theo thời gian từ vụ 2010-2011 đến 2012-2013 Đơn vị: nghìn đồng/con
Tôm hùm bông Tôm hùm đá Tôm hùm tre
Mức đánh
giá 2010-
2011 2011-2012 2012-2013 2010-2011 20122011- 2012-2013 2010-2011 2011-2012 2012-2013
Trung
bình 150 180 280 25 35 70 1,5 2 10
Cao 180 230 330 30 40 80 2 3 12
Mặc dù sản lượng tôm giống khai thác được trong vụ 2012-2013 thấp hơn so với hai vụ trước nhưng giá cả tôm giống lại tăng đáng kể: Tôm hùm bông tăng gần gấp đôi, tôm hùm đá tăng gần gấp 3 và tôm hùm tre tăng 6,7 lần so với giá cả tôm giống vụ 2010-2011.
Doanh thu trung bình cho mỗi lao động theo thời gian được cho ở bảng 3-19 và 3-20. Bảng 3-19: Doanh thu cho từng hình thức khai thác ở 3 tháng đầu mùa (9,10,11)
tại xã Vĩnh Lương (n=110)
Tổng doanh thu TB mỗi lao động (đồng) Hình thức khai thác Số hộkhảo sát Số lao động 3 tháng 1 tháng Lưới mành 17 68 5.072.504 1.690.835
Bẫy san hô - lưới 76 76 13.293.322 4.431.107
Bẫy san hô treo 10 10 7.513.617 2.504.539
Lặn 7 7 4.356.400 1.452.133
Bảng 3-20: Doanh thu cho từng hình thức khai thác ở các tháng còn lại tại xã Vĩnh Lương (n=110)
Tổng doanh thu TB mỗi lao động (đồng) Hình thức khai thác Số hộkhảo sát Số lao động Số tháng hoạt động khai thác Tổng 1 tháng Lưới mành 17 68 5 75.872.520 15.174.504
Bẫy san hô-
lưới 76 76 6 204.239.455 34.039.909
Bẫy san hô
treo 10 10 6 99.202.021 16.533.670
Lặn 7 7 9 95.873.904 10.652.656
Từ bảng 3-19 và bảng 3-20 cho thấy tổng doanh thu của 161 lao động trong vụ khai thác 2012-2013 khoảng 23,8 tỷ đồng. Trung bình doanh thu mỗi lao động ở các tháng đầu mùa thấp hơn nhiều so với các tháng ở giữa và cuối mùa.
Hiệu quả kinh tế ở từng hình thức khai thác là khác xa nhau. Hình thức khai thác sử dụng bẫy bằng san hô kết hợp với lưới cho hiệu quả kinh tế cao nhất với doanh
thu trung bình 1 lao động/tháng đầu mùa là 4.431.107 đồng và vào các tháng giữa - cuối mùa là 34.039.909 đồng/tháng. Trong khi hình thức bẫy san hô treo giàn chỉ bằng một nửa và hình thức lặn bằng 1/3 doanh thu của hình thức bẫy sử dụng san hô kết hợp lưới. Như phân tích ở phần trên (mục 3.1.2), chi phí chế tạo ngư cụ bẫy sử dụng san hô kết hợp lưới rẻ hơn nhiều so với ngư cụ bẫy sử dụng san hô treo giàn và cũng thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư cho nghề lưới mành. Đối với nghề mành, mỗi lao động có thu nhập trung bình mỗi tháng đầu mùa khoảng 1.690.835 đồng/tháng và 15.174.504 đồng/tháng giữa và cuối mùa – thấp hơn lao động nhiều so với lao động sử dụng ngư cụ bẫy. Như vậy, nếu xét hiệu quả kinh tế theo hình thức khai thác thì hình thức sử dụng bẫy bằng san hô kết hợp lưới bùi nhùi cho hiệu quả cao nhất và thực tế số hộ sử dụng hình thức này chiếm tỷ lệ cao nhất toàn xã.