Ngư cụ bẫy khai thác tôm hùm giống bằng san hô treo trên giàn gỗ

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 45)

ngư dân còn dùng hệ thống giàn gỗ để treo bẫy san hô. Ngư cụ này gồm có các bộ phận chính: Thân bẫy san hô, hệ thống giàn gỗ, như hình 3-8.

Hình 3-8: Hệ thống giàn gỗ treo bẫy san hô khai thác tôm hùm giống tại đầm Nha Phu

1- Thân bẫy san hô: San hô sử dụng để treo giàn cũng có dạng hình hộp chữ nhật, đầu trên nhỏ hơn và được khoan lỗ để buộc dây. Thông thường, cây san hô có kích thước lớn hơn san hô kết hợp với lưới bùi nhùi (140mmx160mmx200mm), nặng từ 4 đến 6kg được khoan từ 12 đến 18 lỗ, hai lỗ cách nhau từ 2 đến 5cm. Chúng được giữ ở độ sâu cách đáy biển 0,5 mét nhờ dây liên kết đá san hô với giàn treo. Hai bẫy san hô đặt cách nhau từ 30 đến 50cm.

2- Giàn gỗ treo bẫy san hô:Hệ thống giàn treo san hô có chiều dài từ 30 đến 100 mét, chiều rộng từ 3 đến 5 mét tùy theo vùng biển rộng hay hẹp và kỹ thuật, kinh tế của từng hộ gia đình. Một giàn treo san hô sử dụng nhiều cây gỗ liên kết với nhau tạo thành giàn chắc chắn, chịu được sức va đập của sóng gió:

- Các cây gỗ làm trụ cắm xuống đáy biển chạy dọc theo chiều dài của giàn, khoảng cách giữa 2 trụ là 2 mét. Mỗi trụ gỗ có chiều dài từ 5 đến 8 mét phụ thuộc vào độ sâu ngư trường, đầu cắm xuống đáy biển có đường kính khoảng 15÷20cm được đẽo

nhọn và cắm sâu vào nền đáy khoảng 1 mét.

- Các thanh liên kết các trụ chạy dọc theo chiều dài của giàn (khoảng 7 đến 10 cây gỗ) với đường kính 10cm, dài từ 5 đến 15 mét được đặt cách nhau khoảng 50cm.

- Các thanh ngang là những cây gỗ có đường kính khoảng 10cm, chiều dài từ 3 đến 5 mét tùy theo bề rộng của giàn, được bắc lên các trụ gỗ và các cây gỗ dọc theo giàn. Người khai thác thường lắp đặt hệ thống giàn gỗ ở những nơi có độ sâu không lớn (khoảng 2 đến 4 mét), nền đáy thường là cát pha bùn.

Như vậy, số lượng gỗ để làm giàn treo khá nhiều và phụ thuộc vào mức độ lớn nhỏ của giàn treo san hô. Mỗi cây gỗ có chiều dài khoảng 7 mét có giá là 70.000 đồng. Do đó, vốn đầu tư ban đầu khá cao, khoảng 20 đến 50 triệu đồng, tùy theo quy mô khai thác của hộ gia đình. Hàng năm phải bỏ thêm kinh phí để tu bổ giàn treo, bổ sung mới các cây gỗ để giàn được chắc chắn, chịu được sóng gió. Chính vì vậy, hiện nay mô hình này chỉ còn một số ít ngư dân của thôn Cát Lợi sử dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)