Thực trạng hoạt động nghề khai tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 35)

3.1.1. Ngư trường và đối tượng khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương

3.1.1.1. Ngư trường khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương

Đầm Nha Phu là khu vực khai thác tôm hùm giống chủ yếu của ngư dân xã Vĩnh Lương với diện tích khoảng 1.500 ha. Địa hình bao gồm nhiều mũi đá nhô xa ra biển, nhiều đảo nhỏ, nền đáy đá, san hô, nhiều hang hốc là nơi thích hợp cho tôm hùm sinh sống giai đoạn đầu. Do vậy, đây là địa điểm có tiềm năng rất lớn để khai thác tôm hùm giống cho nghề nuôi thương phẩm.

Hiện nay, trong đầm Nha Phu, người khai thác tôm hùm giống xã Vĩnh Lương tập trung thả ngư cụ khai thác ở 10 khu vực có địa danh là: Mũi Kê Gà (Mồng Gà), Hang Ông Già, Bàn Thang, Bãi Dông, Lố Đôi (Vũng Điệp), Hòn Khai, Dốc Dầu, Ven biển thôn Cát Lợi, Hòn Lao (đảo Khỉ) và Hòn Thị, như hình 3-1.

Tuy nhiên, không phải các khu vực khai thác tôm hùm giống đã xuất hiện cùng một thời kỳ mà do ngư dân tự mò mẫm tìm kiếm, phát hiện. Trải qua khoảng 20 năm hoạt động, ngư trường khai thác tôm hùm giống được mở rộng như ở bảng 3-1.

Bảng 3-1: Thống kê thời gian xuất hiện khu vực khai thác tôm hùm giống tại đầm Nha Phu

TT Khu vực khai thác Trước 2008 2008-2010 2010-2011 2012-2013

1 Ven biển thôn Cát Lợi X X X X 2 Hòn Lao X X X X 3 Hòn Thị X X X X 4 Hòn Khai X X X 5 Dốc Dầu X X X 6 Bãi Dong X X 7 Lố Đôi X X 8 Mũi Kê Gà X

9 Hang Ông Già X

10 Bàn Thang, X

Từ bảng 3-1 cho thấy, ngư trường khai thác tôm hùm giống của ngư dân xã Vĩnh Lương luôn được mở rộng do nhu cầu về con giống của các cơ sở nuôi tôm hùm thương phẩm gia tăng. Trước năm 2008, chỉ có 3 khu vực là Ven biển thôn Cát Lợi, Hòn Lao và Hòn Thị đến năm 2012-2013, đã có 10 khu vực được ngư dân thả ngư cụ khai thác tôm hùm giống. Như vậy, diện tích khai thác tôm hùm giống liên tục tăng trong thời gian qua.

Đặc điểm độ sâu, chất đáy, nền đáy, sóng, gió, dòng chảy luôn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân bố, trú ngụ, sinh sống của tôm hùm giống. Các đặc trưng về địa hình, độ sâu, chất đáy, sóng, gió, dòng chảy được thể hiện như ở bảng 3-2 và bảng 3-3.

Bảng 3-2: Đặc điểm độ sâu, chất đáy tại khu vực khai thác tôm hùm giống

Độ sâu (mét) Chất đáy Địa hình

Khu vực khai thác Nơi tôm hùm giống trú ẩn Tại vị trí thả ngư cụ Ngoài vị trí thả ngư cụ Nơi tôm hùm giống trú ẩn Tại vị trí thả ngư cụ Nơi tôm hùm giống trú ẩn Mũi Kê Gà (Mồng gà) 2,5 4-5 > 5 Đá tảng, rạn đá, rạn san hô Cát, san hô Hang hốc Hang Ông Già 2 3,5-4 >5 Đá tảng,rạn đá, rạn san hô Cát, san hô Hang hốc Bàn Thang 2 3,5-4 >4 Đá tảngrạn đá, rạn san hô Đá, cát,

san hô Hang hốc Bãi Dông 1,5 3-4 >4 Đá, cát Cát, san hô Rạn san hô, cồn cát Lố Đôi 1,5 3-4 >4 Đá tảng Cát, bùn Hang hốc Hòn Khai 1,5 2-3 >3 Đá tảng Cát Hang hốc Dốc Dầu 1 2-2,5 >2,5 Đá tảng,rạn đá, rạn san hô Cát bùn Hang hốc Ven biển

Cát Lợi 1 2-2,5 >2,5 Cát, rạnsan hô, sỏi nhỏ Cát bùn Cồn cát, rạn san hô Hòn Lao (Đảo Khỉ) 1,5 2,5-3 >3 Đá, san hô, cát Cát bùn Cồn cát,sỏi, rạn san hô Hòn Thị

2 3-4 >4 Đá, sanhô, cát Cát Cồn cát,sỏi, rạn san hô

Từ bảng 3-2 cho thấy, địa hình đáy biển thích hợp cho tôm hùm giống sinh sống là hang hốc, ghềnh đá hoặc rạn san hô, độ sâu không lớn, khoảng từ 2 đến 5 mét, minh họa ở hình 3-2 và 3-3.

Hình 3-2: Khu vực có nhiều đá tảng, rạn đá, rạn san hô trên đầm Nha Phu

Các khu vực được ngư dân chọn để thả ngư cụ đều là nơi có nền đáy thường là cát, cát bùn, cát lẫn san hô ở gần khu vực có nhiều hang hốc, rạn san hô, ghềnh đá, khu vực thuận lợi cho tôm hùm giống trú ngụ.

Bảng 3-3: Đặc điểm khí tượng, hải dương tại khu vực khai thác tôm hùm giống

Gió (cấp gió) Độ cao sóng (m) Yếu tố

Khu vực khai thác

Dòng chảy

Mùa gió

Đông Bắc Tây NamMùa gió Đông BắcMùa gió Tây NamMùa gió

Mũi Kê Gà (Mồng gà)

Dòng chảy

tạo nên xoáy 5-6 3-4 2 0,5-1

Hang Ông Già Yếu 5-6 3-4 1,5 0,5-0,8

Bàn Thang Yếu 5 3 1,5 0,5-0,7

Bãi Dông Yếu 4-5 3 1-1,5 0,5

Lố Đôi (Vũng Điệp) Yếu 4-5 3 1-1,5 0,5 Hòn Khai Yếu 5 3-4 1,5 0,5-1 Dốc Dầu Yếu 4 3 1 0,5

Ven bãi biển

thôn Cát Lợi Yếu 4 3 1 0,5

Hòn Lao (Đảo Khỉ)

Yếu

5 3-4 1,5 0,5-1

Hòn Thị Yếu 5 3-4 1,5 0,5-1

Nhìn chung, các khu vực khai thác tôm hùm giống của ngư dân xã Vĩnh Lương có dòng chảy, sóng gió không lớn và có sự khác biệt theo mùa gió Đông Bắc, Tây Nam. Vào mùa gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau), các khu vực trong đầm đều chịu ảnh hưởng của sóng và gió lớn, trong đó các khu vực cửa đầm như mũi Kê Gà, hang Ông Già, Bàn Thang có mức độ gió và độ cao sóng lớn hơn. Đây cũng là thời gian vào vụ chính của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương. Ngược

lại, vào mùa gió Tây Nam thì tất cả các khu vực trong đầm Nha Phu đều có gió nhẹ (cấp 3, cấp 4) và độ cao sóng chỉ từ 0,5 đến 1 mét. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian khai thác phụ của nghề khai thác tôm hùm giống xã Vĩnh Lương.

3.1.1.2. Đặc điểm tôm hùm giống được khai thác tại xã Vĩnh Lương

Có nhiều loại tôm hùm con được tìm thấy trong sản phẩm khai thác tôm hùm giống của ngư dân xã Vĩnh Lương như: Tôm hùm bông (sao, hèo -Panulirus ornatus),

tôm hùm xanh (đá -P. homarus), tôm hùm tre (tề thiên -P. Polyphagus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), tôm hùm đỏ (lửa -P.longipes), tôm hùm sen(P. versicolor) và tôm hùm

ma (P. penicillatus). Tuy nhiên, người khai thác chỉ quan tâm và bắt 3 loại tôm hùm giống có giá trị trong thương mại là: Tôm hùm Bông (Panulirus Ornatus), tôm hùm Xanh (P. Homarus), tôm hùm Tre (P. Polyphagus). Khi còn nhỏ, các loại tôm hùm con này rất khó phân biệt với nhau. Tôm hùm giống gồm có 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: tôm còn nhỏ, có màu trắng, khó quan sát nên ngư dân gọi là “tôm trắng”, xem hình 3-4.

Hình 3-4: Tôm hùm giống giai đoạn tôm hậu ấu trùng (tôm trắng) tại đầm Nha Phu - Giai đoạn sau: tôm lớn hơn, cứng cáp hơn, thân không còn màu trắng nữa, nên ngư dân gọi là “tôm bọ cạp”, xem hình 3-5.

Hình 3-5: Tôm hùm giống giai đoạn tôm con (tôm bọ cạp) tại đầm Nha Phu Một số đặc điểm chính của các loại tôm hùm giống được thống kê như ở bảng 3- 4, và 3-5 có thể giúp cho việc phân biệt các loại tôm này.

Bảng 3-4: Đặc điểm phân biệt các loại tôm hùm khi ở giai đoạn tôm trắng

Loài tôm Mắt Râu Thân

Tôm hùm

bông Có màu hồng đỏ

Có màu trắng trong, có điểm

màu đen trên râu Màu trắng

Tôm hùm

xanh Có màu đen nâu

Râu mảnh, màu trắng hơi đục so với tôm hùm bông, có điểm màu đen trên râu.

Màu trắng

Tôm hùm tre

Kích thước mắt nhỏ hơn tôm hùm bông và tôm hùm xanh

Cặp râu dài hơn tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Có nhiều chấm đỏ ở râu.

Bảng 3-5: Đặc điểm phân biệt các loại tôm khi ở giai đoạn tôm bọ cạp

Loài tôm Mắt Râu Thân

Tôm hùm bông Có màu hồng đỏ Khúc đen khúc trắng xen kẽ.

Có một đường trắng chạy dọc sống lưng.

Tôm hùm xanh Có màu đen nâu

Râu mảnh, màu trắng hơi đục so với tôm hùm bông, điểm màu đen trên râu.

Không có đường trắng chạy dọc như tôm hùm bông. Tôm hùm tre Kích thước mắt nhỏ hơn tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Có màu đen pha đỏ

Không có đường trắng chạy dọc như tôm hùm bông.

Tôm hùm giống khai thác được ở đầm Nha Phu có trọng lượng, kích thước đa dạng nhưng chủ yếu là tôm trắng, xem bảng 3-6 và hình 3-6.

Bảng 3-6: Tổng hợp về kích thước, trọng lượng, màu sắc theo độ tuổi của tôm hùm giống

Kích thước Loại tôm Độ tuổi

CL (mm) TL (mm)

Trọng lượng (gam/con)

Màu sắc

Tôm hậu ấu trùng (Puerulus- tôm trắng) Lột xác và biến thái từ lần 12 đến 15 7÷9 10÷20 0,2÷0,5 Màu trắng Tôm hùm con (Juvenile - tôm bọ cạp) Lột xác và biến thái từ lần 16 trở đi 12 30÷50 4÷6 Màu đen nâu

Hình 3-6: Tôm hùm giống được khai thác ở đầm Nha Phu

3.1.2. Ngư cụ khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương

Tôm hùm giống trong đầm Nha Phu được khai thác bằng dụng cụ là bẫy, lưới mành và người lặn bắt bằng tay.

3.1.2.1. Ngư cụ bẫy khai thác tôm hùm giống bằng san hô kết hợp lưới bùi nhùi.

Ngư dân xã Vĩnh Lương sử dụng nhiều ngư cụ bẫy khác nhau để khai thác tôm hùm giống: bẫy bằng san hô kết hợp với lưới, bẫy bằng san hô treo giàn, bẫy bằng gỗ và bẫy bằng cao su. Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà các dụng cụ bẫy khác nhau được người dân sử dụng.

Hiện nay, ngư cụ bẫy bằng san hô kết hợp với lưới liên kết thành vàng bẫy được sử dụng phổ biến nhất cho tất cả các khu vực khai thác của ngư dân xã Vĩnh Lương. Ngư cụ bẫy bằng san hô gồm các bộ phận: Thân bẫy, lưới bùi nhùi, dây triên, dây ganh, phao ganh như hình 3-7.

1- Thân bẫy san hô được ngư dân tự chế tạo bằng một cây san hô có dạng hình hộp chữ nhật, chiều cao khoảng 120÷160mm, chiều rộng khoảng 70÷90mm và chiều dài khoảng 80÷100mm, với trọng lượng từ 1,5 đến 3kg.

(san hô nhỏ thì 8 lỗ; lớn thì từ 10-16 lỗ). Đường kính lỗ được khoan theo ý của người khai thác, thông thường người dân sử dụng mũi khoan 8mm hoặc 10mm. Các lỗ khoan cách nhau từ 2 đến 5cm tùy theo kích thước viên đá san hô và kỹ thuật của người sử dụng. Các lỗ được phân đều trên 4 mặt của cây san hô (2 hoặc 4 lỗ/mặt).

Hình 3-7: Mô tả dụng cụ bẫy bằng san hô kết hợp lưới bùi nhùi.

Tuy nhiên, nếu khoan quá nhiều lỗ trên một viên đá thì viên đá đó sẽ nhanh hỏng. Thông thường sau từ 2 đến 3 mùa khai thác thì người dân phải thay đá 1 lần. Nguyên nhân chính là do trong quá trình làm vệ sinh các lỗ bị bào mòn và ngày một to ra nên không sử dụng được.

Lỗ khoan trên thân san hô dùng cho tôm con chui vào để ẩn nấp và sinh sống. Trong giai đoạn này, tôm con sống lơ lửng trong nước, không sống sát đáy. Tôm con thường cho đuôi vào lỗ trước và thấy phù hợp thì sẽ ở lại, nếu không tôm sẽ bò sang lỗ khác. Theo kinh nghiệm khai thác, những lỗ được khoan cẩn thận, nhẵn, trơn, đường kính vừa phải thì tôm con sẽ chịu ở lại trong lỗ, đồng nghĩa với việc hiệu quả khai thác tăng cao. Ngược lại, những lỗ khoan sần sùi thì tôm con sẽ không chịu ở lại mặc dù

chúng đã chui vào.

2- Lưới bùi nhùi: Lưới bùi nhùi là các mảnh áo lưới lấy ra từ các ngư cụ hỏng khác như lưới rê, lưới kéo, lưới vây nên đường kính chỉ lưới và kích thước mắt lưới cũng rất đa dạng. Chiều dài của đoạn lưới khoảng 80cm. Nhiệm vụ của lưới bùi nhùi là làm bóng cho tôm núp tạm thời.

3- Dây triên:Dùng để liên kết thân bẫy làm bằng đá san hô sát với lưới bùi nhùi. Dây triên có chiều dài từ 50 đến 200m tùy theo vùng biển rộng hay hẹp và kỹ thuật khai thác của mỗi ngư dân. Đường kính dây triên khoảng 10÷15mm. Lưới bùi nhùi được liên kết với dây triên và phao ganh.

4- Phao ganh: Có nhiệm vụ giữ cho thân bẫy san hô nổi lơ lửng trong nước và cách đáy biển khoảng 0,5 mét. Phao ganh được làm bằng các chai nhựa đậy nút chặt có dung tích 1,5÷5 lít hoặc làm bằng xốp. Phao ganh được làm bằng xốp có độ bền không cao, chỉ sử dụng trong khoảng vài tháng. Cứ 1 bẫy san hô kết hợp với lưới thì cần 1 chai nhựa (dung tích 1,5 lít). Loại chai nhựa dung tích 5 lít được sử dụng làm phao ganh cho 3 đến 5 thân bẫy san hô, tùy thuộc vào độ sâu của ngư trường khai thác. Đối với ngư trường có độ sâu nhỏ (khoảng 2m) thì cứ 3 bẫy cần 1 phao ganh loại 5 lít, ngược lại ở độ sâu lớn hơn (khoảng 5 mét) thì cứ 5 thân bẫy san hô cần 1 phao ganh loại 5 lít.

5- Dây ganh và dây thẻo thường là một đoạn dây có chiều dài khoảng 0,7 đến 2m phụ thuộc vào độ sâu của ngư trường, một đầu buộc vào lưới bùi nhùi, đầu kia liên kết với dây triên và phao ganh.

Giá của một viên đá san hô đã khoan lỗ là 4.000 đồng; 1 chai nhựa 1,5 lít là 1.000 đồng và loại 5 lít là 3.000 đồng. Nếu tính cả lưới, đá san hô đã khoan lỗ, phao ganh, dây liên kết thì khoảng 10.000đồng/1bẫy. Như vậy, nếu một hộ gia đình trang bị 1.000 bẫy thì tổng chi phí đầu tư về ngư cụ khoảng 10 triệu đồng.

Ngoài ra, các hộ khai thác tôm hùm giống thường sử dụng thúng chai làm phương tiện khai thác; giá của một thúng chai mới khoảng 1 triệu đồng, một tay chèo mới 180 nghìn đồng.

3.1.2.2. Ngư cụ bẫy khai thác tôm hùm giống bằng san hô treo trên giàn gỗ.

ngư dân còn dùng hệ thống giàn gỗ để treo bẫy san hô. Ngư cụ này gồm có các bộ phận chính: Thân bẫy san hô, hệ thống giàn gỗ, như hình 3-8.

Hình 3-8: Hệ thống giàn gỗ treo bẫy san hô khai thác tôm hùm giống tại đầm Nha Phu

1- Thân bẫy san hô: San hô sử dụng để treo giàn cũng có dạng hình hộp chữ nhật, đầu trên nhỏ hơn và được khoan lỗ để buộc dây. Thông thường, cây san hô có kích thước lớn hơn san hô kết hợp với lưới bùi nhùi (140mmx160mmx200mm), nặng từ 4 đến 6kg được khoan từ 12 đến 18 lỗ, hai lỗ cách nhau từ 2 đến 5cm. Chúng được giữ ở độ sâu cách đáy biển 0,5 mét nhờ dây liên kết đá san hô với giàn treo. Hai bẫy san hô đặt cách nhau từ 30 đến 50cm.

2- Giàn gỗ treo bẫy san hô:Hệ thống giàn treo san hô có chiều dài từ 30 đến 100 mét, chiều rộng từ 3 đến 5 mét tùy theo vùng biển rộng hay hẹp và kỹ thuật, kinh tế của từng hộ gia đình. Một giàn treo san hô sử dụng nhiều cây gỗ liên kết với nhau tạo thành giàn chắc chắn, chịu được sức va đập của sóng gió:

- Các cây gỗ làm trụ cắm xuống đáy biển chạy dọc theo chiều dài của giàn, khoảng cách giữa 2 trụ là 2 mét. Mỗi trụ gỗ có chiều dài từ 5 đến 8 mét phụ thuộc vào độ sâu ngư trường, đầu cắm xuống đáy biển có đường kính khoảng 15÷20cm được đẽo

nhọn và cắm sâu vào nền đáy khoảng 1 mét.

- Các thanh liên kết các trụ chạy dọc theo chiều dài của giàn (khoảng 7 đến 10 cây gỗ) với đường kính 10cm, dài từ 5 đến 15 mét được đặt cách nhau khoảng 50cm.

- Các thanh ngang là những cây gỗ có đường kính khoảng 10cm, chiều dài từ 3 đến 5 mét tùy theo bề rộng của giàn, được bắc lên các trụ gỗ và các cây gỗ dọc theo

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)