Xuất giải pháp chính sách để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 82)

- Đưa ra chế tài để xử lý.

- Hướng dẫn bà con ngư dân trồng san hô tại vùng biển gần khu vực sinh sống hoặc giao từng vùng cho từng hộ gia đình trồng san hô, tự quản lý và sử dụng khu vực đó để thả bẫy tôm hùm giống.

- Tăng cường tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường thủy nội địa nhằm xử lý nghiêm các hành vi thả bẫy nhử vào khu vực luồng lạch của tàu du lịch hoạt động trên đầm Nha Phu.

- Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp phá hủy rạn san hô tự nhiên.

3.3.4. Đề xuất giải pháp chính sách để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tạixã Vĩnh Lương xã Vĩnh Lương

3.3.4.1. Căn cứ đề xuất

- Chưa có văn bản nào quy định cụ thể về nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương nói riêng và toàn quốc nói riêng.

3.3.4.2. Nội dung giải pháp đề xuất

- Ban hành văn bản mới cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định về nghề khai thác tôm hùm giống, trong đó cần nêu rõ một số nội dung chính sau đây:

+ Coi nghề khai thác tôm hùm giống là một nghề khai thác thủy sản.

+ Cấp phép khai thác tôm hùm giống cho các hộ dân tại xã Vĩnh Lương nói riêng và toàn quốc nói chung nhằm quản lý chặt chẽ nghề khai thác tôm hùm giống về số hộ khai thác, số lượng tàu thuyền, số ngư cụ.

+ Quy định về ngư cụ, hình thức khai thác được phép sử dụng.

hùm giống.

3.3.4.3. Biện pháp thực hiện

- Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn lợi tôm hùm giống.

- Sau khi có văn bản mới quy định về nghề khai thác tôm hùm giống được ban hành, các cơ quan quản lý cần xây dựng kế hoạch hoạt động từ khai thác tự do như lâu nay sang khai thác có tổ chức để quản lý chặt chẽ về phương thức, ngư cụ dùng để khai thác.

3.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lươngdựa vào mô hình đồng quản lý. dựa vào mô hình đồng quản lý.

3.3.5.1. Căn cứ đề xuất

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương cho thấy:

- Sự quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương chưa có sự thống nhất giữa văn bản cấp trung ương và địa phương.

- Chưa có văn bản cụ thể về nghề khai thác tôm hùm giống.

- Nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương phát triển theo hướng tự phát, không có sự định hướng và quản lý.

Do đó, việc xây dựng mô hình đồng quản lý hoặc quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng để đảm bảo việc khai thác tôm hùm giống theo hướng bền vững là rất cần thiết.

3.3.5.2. Nội dung giải pháp đề xuất

Xây dựng mô hình đồng quản lý trong khai thác tôm hùm giống, mô hình gồm có:

- Hạt nhân: là người đi đầu tổ chức, có uy tín trong tập thể.

- Thành viên: là những người khai thác tôm hùm giống và đại diện các ban ngành đoàn thể địa phương (ví dụ: hội nông dân).

- Hương ước: Tự người dân xây dựng nên một hương ước về khai thác bền vững nguồn lợi tôm hùm. Hương ước có sự tham gia đóng góp ý kiến và sự thỏa mãn của tất cả mọi người khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, đồng thời có phê chuẩn của chính quyền địa phương.

này có nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của mọi thành viên và kịp thời nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm hương ước.

- Hình thức hoạt động: Tuyên truyền, tập huấn và nâng cao nhận thức cho mọi người trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung và bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống nói riêng. Mọi thành viên hoạt động theo hương ước, đồng thời hương ước cũng là cơ sở để xử lý những trường hợp làm trái gây tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản và môi trường biển.

3.3.5.3. Biện pháp thực hiện

- Cần kết hợp với các chính sách hỗ trợ sản xuất như cho vay vốn, tiêu thụ sản phẩm,… để khuyến khích mọi người cùng tham gia.

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân về đồng quản lý với các hình thức như: lớp tập huấn, phát tài liệu tờ rơi tới tình hộ gia đình, qua hệ thống truyền thanh của xã,…

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

1- Từ kết quả điều tra khảo sát thực trạng nghề khai thác tôm hùm giống tại đầm Nha Phu của ngư dân xã Vĩnh Lương, luận văn đã chỉ ra rằng:

- Nghề khai thác tôm hùm giống ở đây có thể sử dụng các ngư cụ thô sơ, tự chế như bẫy san hô kết hợp lưới, bẫy san hô treo giàn, lưới mành kết hợp ánh sáng, nghề lặn bắt. Trong đó ngư cụ bẫy san hô kết hợp lưới được sử dụng nhiều nhất, với tỷ lệ 93% trong tổng số hộ khai thác tôm hùm giống của địa phương.

- Nghề khai thác tôm hùm giống có thể coi là nghề lao động giản đơn, chủ yếu dùng sức người, lấy công làm lãi; ngoại trừ nghề lưới mành (33 hộ) là có sử dụng tàu công suất nhỏ. Hầu hết ngư dân là những người có học vấn thấp thậm chí không biết chữ (13,64%), trình độ cấp tiểu học chiếm tỷ lệ cao (42,73%).

- Thời gian khai thác tôm hùm giống ở đây diễn ra hầu như quanh năm, đánh bắt cả vào thời gian ôm trứng của tôm bố mẹ. Đối tượng khai thác tôm hùm giống ở đây chủ yếu là tôm hùm bông, tôm hùm xanh và tôm hùm tre được người nuôi tôm thương phẩm tiêu thụ. Thành phần sản phẩm khai thác chia làm 2 loại: tôm hùm trắng và tôm hùm bọ cạp trong đó chủ yếu là tôm hùm trắng.

2- Trên cơ sở số liệu thực trạng, luận văn đã phân tích đánh giá làm rõ nghề khai thác tôm hùm giống ở xã Vĩnh Lương đã mang lại hiệu quả sau:

- Nghề khai thác tôm hùm giống đã giải quyết công ăn việc làm cho đông đảo hộ gia đình nghèo khó của địa phương. Vụ khai thác 2012-2013, toàn xã Vĩnh Lương có 637 hộ khai thác tôm hùm giống, chiếm 20,28% trong tổng số 3141 hộ dân cư toàn xã, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động là một con số đáng quan tâm.

- Nghề khai thác tôm hùm giống đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhiều người dân xã Vĩnh Lương (47% đủ ăn; 30,9% có tích lũy; 19,1% mức sống cao).

- Nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương đã cung cấp cho thị trường nuôi tôm hùm thương phẩm khoảng 141.887 con giống/năm, với giá trị ước lượng khoảng 23,8 tỷ đồng.

3- Luận văn đã phân tích đánh giá làm rõ nghề khai thác tôm hùm giống ở xã Vĩnh Lương đã có một số tác động tiêu cực như:

- Nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương gây ảnh hưởng tới hoạt động của tàu thuyền du lịch trên đầm Nha Phu.

- Nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương gây ảnh hưởng tới nguồn lợi san hô (khoảng 3623 tấn san hô bị đào bới từ đáy biển ven bờ để làm ngư cụ bẫy).

- Nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương ảnh hưởng tới môi trường biển trên đầm Nha Phu do hoạt động khai thác san hô làm bẫy, không thu gom hết ngư cụ, vứt bỏ các ngư cụ hỏng và xả rác thải sinh hoạt xuống ngư trường

4- Luận văn đã chỉ ra sự bất cập về công tác quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương

- Chưa có văn bản cấp Trung ương quy định cụ thể về nghề khai thác tôm hùm giống.

- Chưa có sự thống nhất giữa văn bản quản lý cấp xã, cấp thành phố với văn bản cấp tỉnh.

- Công tác tuần tra, giám sát và xử lý vi phạm của thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa được chặt chẽ.

- Tổ công tác liên ngành của thành phố Nha Trang hoạt động kiểm tra, xử lý và thu vớt ngư cụ khai thác tôm hùm giống tại đầm Nha Phu (xã Vĩnh Lương) là chưa đúng cơ sở pháp lý (văn bản cấp tỉnh Khánh Hòa).

5- Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất 5 giải pháp:

- Giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương theo đối tượng và mùa vụ đánh bắt.

- Giải pháp kỹ thuật để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương. - Giải pháp quy hoạch để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương.

- Giải pháp chính sách để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương.

- Giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương dựa vào mô hình đồng quản lý.

Để phát triển nghề khai thác tôm hùm gống theo hướng bền vững cần có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và người khai thác trong việc thực thi đồng bộ các giải pháp liên quan đến quy hoạch, chính sách và kỹ thuật.

II. KHUYẾN NGHỊ

Cần có nghiên cứu sâu hơn về xuất xứ nguồn gốc tôm hùm giống ở đầm Nha Phu là do tôm bố mẹ ở đây sinh sôi nảy nở ra hay ở đâu trôi dạt tới.

Cần có sự nghiên cứu sâu hơn trên quy mô cả nước để có cái nhìn tổng thể về nghề khai thác tôm hùm giống. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp quy và chính sách liên quan sẽ được đưa ra nhằm phát triển nghề khai thác tôm hùm giống, tạo điều kiện cung cấp con giống ổn định cho nghề nuôi tôm hùm thương phẩm của xã Vĩnh Lương nói riêng và toàn quốc nói chung.

Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008. Quyết định số 2383/2008/QĐ- BNN-NTTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 6 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành Quy định tạm thời về nuôi tôm hùm

2. Bộ Thủy Sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 616 trang.

3. Bộ Thủy sản, 2006. Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản - Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.

4. Chính phủ, 2010. Nghị định 31/2010/NĐ-CP ban hành ngày 29/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. 5. Giới thiệu tổng quan tỉnh Khánh Hòa. Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa.

http://www.khanhhoa.gov.vn

6. Ký sự biển đảo, tập 9. Tôm hùm và sự thay đổi ở một vùng biển. 7. Ký sự biển đảo, tập 10. Những đại gia tôm hùm.

8. Võ Văn Nha (2006), Kỹ Thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 59 trang.

9. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường và Lục Minh Diệp (2006), Kỹ thuật nuôi giáp xác, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 235 trang.

10.Quốc hội, 2003. Luật thủy sản số 17/2003/QH11. Quy định về hoạt động thủy sản.

11.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa, 2011. Báo cáo thường niên năm 2011

12.Nguyễn Thị Bích Thúy (1995), Một số đặc điểm sinh học sinh sản của tôm hùm bông (Panulius ornatus, Fabricius 1798) ở vùng biển miền trung. Luận văn cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang

13.Nguyễn Thị Bích Thúy, (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nguồn lợi tôm hùm ở vùng biển Miền Trung, Việt Nam. Luận án tiến sĩ,

Nha Trang.

15.Nguyễn Văn Tuyến, 2012. Kỹ thuật nuôi tôm hùm. Nhà xuất bản Thanh Niên, 64 trang.

16.Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Lương, 2012. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và định hướng đến năm 2030.

17. Wikipedia. Đầm Nha Phu. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A7mNhaPhu

Tiếng Anh

18.Bailey-Brock, J.H. & Moss, S.M. 1992. Penaeid taxonomy, biology and zoogeography, p. 9-27. In: Fast A.W. and Lester L.J. (Eds). Marine shrimp

culture: principles and practices. Developments in aquaculture and fisheries science, volume 23. Elsevier Science Publisher B.V., The Netherlands.

19.FAO fisheries department, 2004. Safety in sampling – Methodological notes. Food and Agriculture organization of the United nations, Rome. FAO (2004). Safety in sampling. Methodological notes in FAO Fisheries Technical Paper 454, p. 9-10.

20.Holthuis, L.B.,1980. FAO Species catalogue. Vol. 1. Shrimps and Prawns of the world. An annotated catalogue of species of interest to fisheries. FAO Species catalogue. Vol. 1 (125). FAO. Fisheries Synopsis, FAO, Roma

21.Hung Lai Van and Tuan Le Anh (2008), Lobster seacage culture in Vietnam. In: Spiny lobster aquaculture in the Asia–Pacific region (Ed: Kevin C. Williams), pp10-17. Proceedings of an international symposium held at Nha Trang, Vietnam.

22.Long Nguyen Van and Hoc Dao Tan, 2008. Census of lobster seed captured from the central coastal waters of Vietnam for aquaculture grow-out, 2005– 2008. In: Spiny lobster aquaculture in the Asia–Pacific region (Ed: Kevin C. Williams), pp 52-58.

23.Phillips B.F and Kittaka J (2000), Spiny lobsters: Fisheries and culture, second edition, 678 p.

Exploitation of Wild Spiny Lobsters in Vietnamese Waters. In: Spiny lobster ecology and exploitation in the South China Sea region (ed. By Kevin C.Williams), pp 13-16.

25.Tuan Le Anh and Mao Nguyen Dinh (2004), Present Status of Lobster Cage Culture in Vietnam. In: Spiny lobster ecology and exploitation in the South China Sea region (ed. By Kevin C.Williams), pp 21-25 Proceedings of a workshop held at the Institute of Oceanography, Nha Trang, Vietnam, July 2004.

26.Yamane, Taro. 1967.Statistics: An Introductory Analysis, 2nd Ed., New York:

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN KH&CN KHAI THÁC THỦY SẢN

PHIẾU ĐIỀU TRA NGHỀ KHAI THÁC TÔM HÙM GIỐNG CẤP HỘ DÂN I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:……… Tuổi/Năm sinh………2. Nơi ở thôn:………... Xã: Vĩnh Lương Tp. Nha Trang

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)