Đánh giá những tác động của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 68)

Lương đối với hoạt động của tàu thuyền du lịch trên đầm Nha Phu

tại đầm Nha Phu. Đầm Nha Phu là nơi hoạt động du lịch của 3 công ty du lịch: Long Phú, Hồng Hải và Thanh Vân. Trong đó, công ty du lịch Long Phú có thời gian hoạt động tại đầm Nha Phu lâu nhất và quy mô lớn hơn cả với 16 tàu du lịch hoạt động trên 3 tuyến hàng hải: Đá Chồng ↔ suối Hoa Lan, Đá Chồng ↔ Đảo Khỉ (Hòn Lao), Đảo Khỉ ↔ Hoa Lan. Công ty du lịch Thanh Vân nằm bên cạnh công ty du lịch Long Phú và có 4 tàu du lịch chở khách sang Hòn Hèo thuộc địa phận xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa. Công ty du lịch Hồng Hải nằm trên bán đảo Hòn Hèo có 6 tàu du lịch chở khách đi từ Hòn Khai đến mũi Hòn Hèo thuộc xã Ninh Vân. Mặc dù hoạt động ở đây gần 20 năm nhưng các công ty này vẫn chưa có tuyến luồng lạch riêng với các phao tiêu biển báo hướng dẫn an toàn. Do đó, việc xảy ra các sự cố và mâu thuẫn với các hộ khai thác tôm hùm giống và nuôi trồng thủy sản trong đầm Nha Phu là không thể tránh khỏi. Kết quả khảo sát 26 tàu du lịch cho thấy số vụ tàu gặp sự cố liên quan đến nghề khai thác tôm hùm giống tại đầm Nha Phu với các tần suất khác nhau như ở bảng 3-24.

Bảng 3-24: Tần suất gặp sự cố có liên quan tới nghề khai thác tôm hùm giống của các tàu du lịch trên đầm Nha Phu (n=26)

Tần suất bắt gặp Sự cố

Chưa gặp 1 lần 2 lần 3 lần > 3 lần

Lưới, dây quấn chân vịt 0 0 0 3 23

Mẻ chân vịt 7 11 5 2 1

Cong chân vịt 6 14 4 1 1

Gẫy chân vịt 18 5 3 0 0

Tàu gây sập giàn bẫy, chòi

canh 20 6 0 0 0

Từ bảng 3-24 cho thấy 100% số tàu du lịch hoạt động ở đây đều đã gặp sự cố lưới hoặc dây của nghề khai thác tôm hùm giống quấn vào chân vịt với tần suất cao (23/26 tàu có trên 3 lần gặp sự cố này). Có đến 73% số tàu gặp sự cố mẻ chân vịt và 77% số tàu bị cong cánh chân vịt do va đập với các bẫy tôm hùm giống. Đặc biệt, có gần 1/3 số tàu bị gãy chân vịt do va phải các bẫy tôm hùm. Đây là những con số rất đáng báo

động có liên quan trực tiếp tới việc mất an toàn cho tàu thuyền và du khách. Khoảng 23% tàu du lịch bị trôi neo gây sập giàn treo bẫy san hô hoặc chòi canh đã gây ra sự mâu thuẫn không nhỏ giữa ngư dân và công ty du lịch, minh họa ở hình 3-16. Ngoài ra, do việc đặt các bẫy tôm hùm giống với mật độ dày trên Đầm đã khiến các tàu du lịch phải chạy lòng vòng, lạng lách, ngắt số,… để khỏi bị vướng vào các bẫy. Thực trạng trên cho thấy nghề khai thác tôm hùm giống ở đầm Nha Phu tồn tại nhiều yếu tố gây mất an toàn cho tàu thuyền du lịch.

Hình 3-16: Tàu du lịch gây sập giàn treo bẫy san hô

Tuy nhiên, không phải khu vực thả bẫy khai thác tôm hùm giống nào cũng có tàu du lịch gặp sự cố. Kết quả điều tra cho thấy tàu du lịch gặp sự cố chỉ ở một vài khu vực được tổng hợp ở bảng 3-25.

Bảng 3-25: Khu vực các tàu gặp sự cố do nghề khai thác tôm hùm giống gây ra

Địa điểm Số tàu gặp sự cố

Mũi Kê Gà (Mồng gà) 0

Hang Ông Già 0

Bàn Thang 0

Bãi Dông 0

Lố Đôi (Vũng Điệp) 0

Hòn Khai 6

Ven bãi biển thôn Cát Lợi 16

Hòn Lao (Đảo Khỉ) 20

Hòn Thị 4

Từ số liệu thống kê cho thấy, phần lớn các tàu gặp sự cố ở khu vực Hòn Lao (Đảo Khỉ), tiếp đến là khu vực ven biển thôn Cát Lợi. Đây là hai khu vực thường xuyên có tàu du lịch đi qua. Các khu vực khác như Hòn Khai và Hòn Thị cũng có tàu du lịch gặp sự cố do nghề khai thác tôm hùm giống nhưng với số lượng ít.

3.1.7.3. Đánh giá những tác động của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã VĩnhLương đối với môi trường biển Lương đối với môi trường biển

Nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương cũng gây ảnh hưởng tới môi trường biển. Kết quả khảo sát 110 hộ khai thác tôm hùm giống cho thấy tình hình tác động tiêu cực đến môi trường được thể hiện qua số liệu như ở bảng 3-26.

Bảng 3-26: Kết quả điều tra tác động của nghề khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương đối với môi trường (n=110).

Thông tin Đơn vị tính Bẫy (n=86) Lặn (n=7) Lưới mành (n=17) Vứt bỏ dụng cụ hỏng trên biển Hộ 68 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không thu gom hết ngư cụ Hộ 43 0 0

Thải rác sinh hoạt xuống biển Hộ 26 3 11

Đào bới đáy biển lấy san hô Hộ 71 0 0

Từ bảng 3-26 cho thấy có 82,5% hộ làm nghề bẫy tôm hùm giống đã đào bới đáy biển lấy san hô làm ngư cụ bẫy gây ảnh hưởng tới môi trường sống tự nhiên của một số loài thủy sản. Một tác động tiêu cực đáng lo ngại là việc vứt bỏ các ngư cụ hỏng như (đá san hô, chai nhựa, lưới bùi nhùi ....) xuống ngư trường đã gây ô nhiễm môi trường nước tự nhiên, xem hình 3-17 và hình 3-18. Ngoài ra, có một số ngư dân thải các rác sinh hoạt xuống biển như các túi bóng, hộp xốp đựng đồ ăn trong thời gian khai thác ở biển cũng là yếu tố gây ô nhiễm môi trường biển đáng quan tâm. Với một cách nhìn khác cho thấy tình trạng khoảng 50% trên tổng số 86 hộ được khảo sát đã không thu gom hết ngư cụ bẫy khi mùa khai thác kết thúc. Các ngư cụ này, ngoài việc gây ô nhiểm biển thì còn có thể là những chướng ngại vật đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng nước.

Hình 3-17: Rác thải từ bẫy nhử tôm hùm trên đầm Nha Phu

Hình 3-18: Phao ganh, đá san hô, lưới bùi nhùi hỏng từ bẫy nhử tôm hùm giống trở thành rác thải tại bờ biển đầm Nha Phu

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 68)