Nội dung giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 78)

Đề xuất cải tiến ngư cụ: Qua quá trình phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng loại ngư cụ được sử dụng trong nghề khai thác tôm hùm giống. Tác giả đề xuất sử dụng ngư cụ bẫy bằng san hô nhân tạo kết hợp với lưới bùi nhùi vì một số lý do sau:

+ Vốn đầu tư thấp nhất; + Hiệu quả kinh tế cao; + Tần suất sử dụng cao nhất; + Kỹ thuật khai thác đơn giản;

+ San hô nhân tạo có độ bền cao hơn san hô tự nhiên; + Không ảnh hưởng tới nguồn lợi san hô tự nhiên; + Dễ chế tạo.

Phương pháp chế tạo san hô nhân tạo:

+ Nguyên liệu: cát, xi măng, sắt (hoặc Inox)

+ Hình dạng, kích thước: hình hộp chữ nhật (20x9x9 cm) + Quy cách đặt lỗ:

- Hai lỗ cách nhau khoảng 4cm; - Độ sâu lỗ: 3 cm

- Đường kính lỗ: 12mm

+ Thanh sắt: có chiều dài 20cm, đường kính 6 hoặc 8mm. Một đầu được uốn cong thành móc để buộc dây liên kết với lưới bùi nhùi. Đầu còn lại được cố định tại tâm hình học của cục san hô nhân tạo.

3.3.2.3. Biện pháp thực hiện

- UBND các cấp tỉnh, thành phố và cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo làm nghề khai thác tôm hùm giống sử dụng bẫy san hô tự nhiên chuyển đổi sang sử dụng bẫy bằng san hô nhân tạo. Các hộ còn lại tự giác chuyển đổi sang san hô nhân tạo để thay thế san hô tự nhiên.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho ngư dân về tác hại của việc đào bới đáy biển lấy san hô để làm bẫy tôm hùm giống và việc làm này đã vi phạm vào “Những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản” của Luật Thủy sản 2003. Đồng thời, giới thiệu cụ thể các khung hình phạt nếu vi phạm.

- Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm theo điều 8, Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

3.3.3. Đề xuất giải pháp quy hoạch để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương

3.3.3.1. Căn cứ đề xuất

Từ kết quả điều tra thực trạng về sự tác động tiêu cực của nghề khai thác tôm hùm giống đối với ngành du lịch và các lĩnh vực khác cho thấy:

- Do nghề khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương mang tính tự phát, ngư dân đã tiến hành đánh bắt tại 10 khu vực theo sự thuận lợi của mình. Các khu vực hiện đang khai thác nằm rải rác khắp đầm Nha Phu, thiếu sự quy hoạch; không có kế hoạch và khó kiểm soát.

- Với hiện trạng này, ngư dân đã tập trung khai thác tại những khu vực nào có sản lượng cao nhất, hậu quả là gây cạn kiệt nguồn lợi tôm hùm giống.

- Có những khu vực nằm ngay cửa đầm, bãi tắm gây cản trở giao thông đường thủy nội địa, gây tai nạn, sự cố cho tàu thuyền và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch (như ở bảng 3-24 và 3-25).

3.3.3.2. Nội dung giải pháp đề xuất

- Quy hoạch vùng khai thác:

Hình 3- 20: Sơ đồ quy hoạch khu vực khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương - Ngư dân không được thả bẫy tôm hùm giống vào bãi tắm tại Hòn Lao (Đảo Khỉ), xem hình 3-20

- Tuyệt đối không thả ngư cụ vào luồng lạch của tàu du lịch hoạt động từ cầu cảng công ty du lịch Long Phú đến bến tàu tại Đảo Khỉ (Minh họa ở hình 3-20).

- Nghiêm cấm việc thả ngư cụ khai thác tôm hùm giống tại khu vực cửa đầm Nha Phu (mũi Kê Gà nhìn ra biển) vì gây ảnh hưởng tới sự di chuyển của tàu thuyền và các

loài thủy sản (Minh họa ở hình 3-20).

Các khu vực còn lại được phép thả ngư cụ khai thác tôm hùm giống.

- Xây dựng khu vực rạn nhân tạo cho tôm hùm giống

Hình 3- 21: Sơ đồ quy hoạch khu vực thả rạn nhân tạo và nuôi cấy san hô tự nhiên tại đầm Nha Phu

- Vị trí khu vực thả rạn nhân tạo và nuôi cấy san hô tự nhiên: Tại ven biển thôn Cát Lợi, Dốc Dầu (Minh họa ở hình 3-21).

- Lý do: Do khu vực này đã gắn liền với sự phát triển của nghề khai thác tôm hùm giống ở thôn Cát Lợi – xã Vĩnh Lương (khoảng 20 năm) nên hệ sinh thái rạn san hô tự nhiên đã bị các ngư dân sống ven khu vực này khai thác để làm bẫy tôm hùm. Chính vì vậy, cần có sự nuôi cấy san hô bù đắp san hô ở đây, đồng thời xây dựng hệ sinh thái rạn nhân tạo cho tôm hùm con trú ẩn và sinh sống.

3.3.3.3. Biện pháp thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định về hệ thống luồng lạch cho tàu du lịch hoạt động trên đầm Nha Phu và khu vực thả rạn nhân tạo, nuôi cấy san hô tự nhiên.

- Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề đối với các hộ khai thác trong khu vực cấm. - Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho ngư dân về tầm quan trọng của hệ sinh thái rạn san hô và lợi ích từ việc trồng san hô.

- Phát tài liệu, sơ đồ luồng lạch, vị trí được phép và không được phép thả ngư cụ khai thác tôm hùm giống trên đầm Nha Phu tới tay từng hộ khai thác tôm hùm giống

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 78)