Tình hình quản lý khai thác tôm hùm giống trong nước

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 29)

Văn bản quản lý nghề khai thác tôm hùm giống còn nhiều vấn đề bất cập. Hiện tại, chưa có một quy định cụ thể về nghề khai thác tôm hùm giống trên phạm vi cả nước. Theo thông tư số 02/2006/TT-BTS, tôm hùm ma, tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm lông và tôm hùm bông bị cấm khai thác từ ngày 1 tháng 4 đến 31 tháng 7 hàng năm [3]. Bên cạnh đó, kích thước tối thiểu (tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi) được phép khai thác đối với tôm hùm đỏ và tôm hùm lông là 160mm, tôm hùm sỏi là 175mm, tôm hùm ma là 200mm và tôm hùm bông là 230mm [3]. Ngoài ra, văn bản còn quy định kích thước mắt lưới (2a) nhỏ nhất của lưới rê tôm hùm không nhỏ hơn 120mm [3]. Mặc dù không đủ kích thước khai thác nhưng tôm hùm được phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nên không vi phạm Luật Thủy sản 2003 [10].

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ 20/08/2012 đến 15/11/2013.

Địa điểm nghiên cứu: Tiến hành điều tra và khảo sát tại khu vực đầm Nha Phu, nơi mà các ngư dân thuộc xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa khai thác tôm hùm giống.

Đối tượng nghiên cứu: Nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh hòa.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị

Hoạt động nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Thực trạng kinh tế xã hội tại Vĩnh Lương Đặc điểm tự

nhiên tại khu vực nghiên cứu Thực trạng nghề khai thác tôm hùm giống Độ sâu, chất đáy, khí tượng thủy văn,… tại khu vực nghiên cứu

Mùa vụ, phương pháp khai thác, tàu thuyền, ngư cụ, … Cơ cấu nghề nghiệp, thực trạng lao động của nghề khai thác tôm hùm giống

Đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống

Cạnh tranh với các nghề khác; ảnh hưởng tới nguồn

lợi,… Cạnh tranh với du lịch, giao thông đường thủy,… ảnh hưởng tới nguồn lợi, cảnh quan,…

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, cụ thể như sau:

Tổng kết những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của tôm hùm để thấy được điều kiện môi trường sống của tôm hùm từ lúc tôm hùm giống cho đến lúc trưởng thành.

Tổng hợp kết quả khai thác tôm hùm thương phẩm trong những năm 1970-1990. Từ đó thấy được hiệu quả khai thác tôm hùm thương phẩm là cao hay thấp và làm cơ sở cho việc nên tiếp tục phát triển nghề khai thác tôm hùm giống hay nên hạn chế.

Thu thập số liệu về số hộ khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, cơ cấu nghề nghiệp, ... từ chính quyền xã Vĩnh Lương để thấy được tầm quan trọng của nghề, tổng quan về lao động của nghề.

Thu thập thông tin từ các văn bản quản lý có liên quan đến nghề khai thác tôm hùm giống từ cấp địa phương tới cấp trung ương để thấy được thực trạng quản lý nghề này.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập dựa vào phương pháp quan sát trực tiếp (trực quan) và phương pháp phỏng vấn thuộc nhóm thu thập thông tin theo phương pháp phi thực nghiệm.

Phương pháp quan sát trực tiếp (trực quan): Khảo sát thực tế các phương pháp khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa để thấy được ưu nhược điểm của từng phương pháp khai thác nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết.

Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 110 hộ trong tổng số 637 hộ khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, phỏng vấn trực tiếp đối với người tiêu thụ sản phẩm và các cơ quan quản lý có liên quan đến nghề khai thác tôm hùm giống. Những thông tin chính được thu thập bao gồm:

Điều tra, phỏng vấn ngư dân thông qua phiếu điều tra để thu thập thêm một số thông tin, số liệu về khu vực đánh bắt, phương pháp, ngư cụ, đối tượng, mùa vụ đánh bắt,...

Điều tra trực tiếp đối với người tiêu thụ sản phẩm (người mua tôm hùm giống, người vận chuyển, người nuôi tôm hùm thương phẩm) để thu thập thông tin về nhu cầu tôm hùm giống, mức hao hụt tôm hùm giống trong quá trình vận chuyển, chăn nuôi...

Điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý thủy sản cấp xã, cấp thành phố và cấp tỉnh để nắm được số hộ khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, các văn bản ban hành, công tác tuyên truyền, triển khai các văn bản và việc thực thi các văn bản pháp quy,...

Trên cơ sở đó, đánh giá mặt tích cực - hạn chế của nghề khai thác tôm hùm giống và đề xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

*/. Phương pháp xác định số mẫu điều tra:

Số lượng mẫu điều tra được xác định bằng cách sử dụng công thức tính cỡ mẫu của Yamane (1967) [26]. Tổng số mẫu điều tra được tính theo công thức:

2 1 N e N n    (1) Trong đó:

- n là số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra

- N là tổng số hộ khai thác tôm hùm giống trong toàn xã Vĩnh Lương;

- e là mức độ chính xác mong muốn (hay mức độ sai số cho phép) (nghiên cứu này chọn e = 10%);

Trong vụ khai thác 2012-2013, xã Vĩnh Lương có 637 hộ khai thác tôm hùm giống chia thành 3 hình thức khai thác: Bẫy (590 hộ), lưới mành (33 hộ), lặn (14 hộ). Theo công thức (1), số mẫu điều tra của hình thức khai thác bằng bẫy sẽ là 86 mẫu. Như vậy, số mẫu điều tra phân bổ theo hình thức khai thác được cho ở bảng sau.

Bảng 2-1: Phân bổ số mẫu điều tra theo hình thức khai thác

Hình thức khai thác Tổng số hộ Số mẫu điều tra

Bẫy 590 86

Mành 33 17

Lặn 14 7

Tổng số 637 110

Xã Vĩnh Lương có chiều dài bờ biển 12 km, chia thành 10 thôn. Thôn Cát Lợi có số hộ khai thác tôm hùm giống nhiều nhất, thâm niên khai thác lâu nhất và hiện nay

chỉ sử dụng hình thức bẫy để khai thác tôm hùm giống. Trong khi các thôn còn lại mới làm nghề khai thác tôm hùm giống trong những năm gần đây và có 3 hình thức khai thác tôm hùm giống (bẫy, mành, lặn). Do đó, sự phân bố số mẫu theo thôn được cho ở bảng sau.

Bảng 2-2: Phân bố số mẫu điều tra theo thôn

Thôn Số hộ khai thác tôm hùm giống (hộ) Số mẫu điều tra về hình thức bẫy Số mẫu điều tra về hình thức mành Số mẫu điều tra về hình thức lặn Cát lợi 315 46 0 0 Văn Đăng (1, 2, 3) Lương Sơn (1, 2, 3) Võ Tánh (1, 2) Lương Hòa 322 40 17 7 Tổng 637 86 17 7

*/. Sản lượng, giá trị sản phẩm khai thác:

Sản lượng khai thác tôm hùm giống được xác định theo công thức ước tính sản lượng của FAO [19]:

BAC A F CPUE Y  . . . (2) Trong đó:

Y (Yield): Sản lượng khai thác (con)

CPUE (Catch Per Unit Effort): Năng suất khai thác trung bình của hộ (con/hộ/ngày). Được xác định thông qua điều tra mẫu sản lượng khai thác của các hộ dân.

F: Số hộ (hoặc ghe/tàu) có tiềm năng hoạt động trong tháng (hộ). A: Số ngày hoạt động tiềm năng trong tháng của hộ (ngày).

BAC (Boat Active Coefficient): Hệ số hoạt động của hộ. Là tỷ lệ số hộ có hoạt động đánh bắt trong ngày bất kỳ so với tổng số hộ khai thác tôm hùm giống. BAC được xác định thông qua điều tra tình trạng hoạt động của các tàu.

Giá trị con giống khai thác được tính theo công thức sau:

Giá trị = Sản lượng× giá thành (3) Trong đó:

Sản lượng được tính theo công thức trên.

Giá thành tôm giống (lấy theo giá trị trung bình của giá thị trường tại thời điểm điều tra):

Tôm hùm bông (sao): 280.000 đồng/con. Tôm hùm xanh (đá): 70.000 đồng/con. Tôm hùm tre (tề thiên): 10.000 đồng/con.

*/. Tiêu chí xác định chất lượng tôm giống:

Bảng 2-3: Chất lượng tôm hùm giống [1]

Tiêu chí Tôm hậu ấu trùng

(Tôm trắng) Tôm giống nhỏ(Tôm bọ cạp) Tôm giống lớn

Chiều dài giáp đầu

ngực (CL – mm) 7 - 9 15 - 20

Chiều dài toàn thân

(TL – cm) 1 - 2 3 - 5

Khối lượng (g/con) 0,2 - 0,5 4 - 6 > 10

Vỏ Sáng bóng Sáng bóng Sáng bóng

Phần phụ (Râu, phần

phụ ngực, bụng) Còn nguyên vẹn Còn nguyên vẹn Còn nguyên vẹn

Trạng thái Nhanh nhẹn Nhanh nhẹn Nhanh nhẹn

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng hoạt động nghề khai tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương3.1.1. Ngư trường và đối tượng khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương 3.1.1. Ngư trường và đối tượng khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương

3.1.1.1. Ngư trường khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương

Đầm Nha Phu là khu vực khai thác tôm hùm giống chủ yếu của ngư dân xã Vĩnh Lương với diện tích khoảng 1.500 ha. Địa hình bao gồm nhiều mũi đá nhô xa ra biển, nhiều đảo nhỏ, nền đáy đá, san hô, nhiều hang hốc là nơi thích hợp cho tôm hùm sinh sống giai đoạn đầu. Do vậy, đây là địa điểm có tiềm năng rất lớn để khai thác tôm hùm giống cho nghề nuôi thương phẩm.

Hiện nay, trong đầm Nha Phu, người khai thác tôm hùm giống xã Vĩnh Lương tập trung thả ngư cụ khai thác ở 10 khu vực có địa danh là: Mũi Kê Gà (Mồng Gà), Hang Ông Già, Bàn Thang, Bãi Dông, Lố Đôi (Vũng Điệp), Hòn Khai, Dốc Dầu, Ven biển thôn Cát Lợi, Hòn Lao (đảo Khỉ) và Hòn Thị, như hình 3-1.

Tuy nhiên, không phải các khu vực khai thác tôm hùm giống đã xuất hiện cùng một thời kỳ mà do ngư dân tự mò mẫm tìm kiếm, phát hiện. Trải qua khoảng 20 năm hoạt động, ngư trường khai thác tôm hùm giống được mở rộng như ở bảng 3-1.

Bảng 3-1: Thống kê thời gian xuất hiện khu vực khai thác tôm hùm giống tại đầm Nha Phu

TT Khu vực khai thác Trước 2008 2008-2010 2010-2011 2012-2013

1 Ven biển thôn Cát Lợi X X X X 2 Hòn Lao X X X X 3 Hòn Thị X X X X 4 Hòn Khai X X X 5 Dốc Dầu X X X 6 Bãi Dong X X 7 Lố Đôi X X 8 Mũi Kê Gà X

9 Hang Ông Già X

10 Bàn Thang, X

Từ bảng 3-1 cho thấy, ngư trường khai thác tôm hùm giống của ngư dân xã Vĩnh Lương luôn được mở rộng do nhu cầu về con giống của các cơ sở nuôi tôm hùm thương phẩm gia tăng. Trước năm 2008, chỉ có 3 khu vực là Ven biển thôn Cát Lợi, Hòn Lao và Hòn Thị đến năm 2012-2013, đã có 10 khu vực được ngư dân thả ngư cụ khai thác tôm hùm giống. Như vậy, diện tích khai thác tôm hùm giống liên tục tăng trong thời gian qua.

Đặc điểm độ sâu, chất đáy, nền đáy, sóng, gió, dòng chảy luôn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân bố, trú ngụ, sinh sống của tôm hùm giống. Các đặc trưng về địa hình, độ sâu, chất đáy, sóng, gió, dòng chảy được thể hiện như ở bảng 3-2 và bảng 3-3.

Bảng 3-2: Đặc điểm độ sâu, chất đáy tại khu vực khai thác tôm hùm giống

Độ sâu (mét) Chất đáy Địa hình

Khu vực khai thác Nơi tôm hùm giống trú ẩn Tại vị trí thả ngư cụ Ngoài vị trí thả ngư cụ Nơi tôm hùm giống trú ẩn Tại vị trí thả ngư cụ Nơi tôm hùm giống trú ẩn Mũi Kê Gà (Mồng gà) 2,5 4-5 > 5 Đá tảng, rạn đá, rạn san hô Cát, san hô Hang hốc Hang Ông Già 2 3,5-4 >5 Đá tảng,rạn đá, rạn san hô Cát, san hô Hang hốc Bàn Thang 2 3,5-4 >4 Đá tảngrạn đá, rạn san hô Đá, cát,

san hô Hang hốc Bãi Dông 1,5 3-4 >4 Đá, cát Cát, san hô Rạn san hô, cồn cát Lố Đôi 1,5 3-4 >4 Đá tảng Cát, bùn Hang hốc Hòn Khai 1,5 2-3 >3 Đá tảng Cát Hang hốc Dốc Dầu 1 2-2,5 >2,5 Đá tảng,rạn đá, rạn san hô Cát bùn Hang hốc Ven biển

Cát Lợi 1 2-2,5 >2,5 Cát, rạnsan hô, sỏi nhỏ Cát bùn Cồn cát, rạn san hô Hòn Lao (Đảo Khỉ) 1,5 2,5-3 >3 Đá, san hô, cát Cát bùn Cồn cát,sỏi, rạn san hô Hòn Thị

2 3-4 >4 Đá, sanhô, cát Cát Cồn cát,sỏi, rạn san hô

Từ bảng 3-2 cho thấy, địa hình đáy biển thích hợp cho tôm hùm giống sinh sống là hang hốc, ghềnh đá hoặc rạn san hô, độ sâu không lớn, khoảng từ 2 đến 5 mét, minh họa ở hình 3-2 và 3-3.

Hình 3-2: Khu vực có nhiều đá tảng, rạn đá, rạn san hô trên đầm Nha Phu

Các khu vực được ngư dân chọn để thả ngư cụ đều là nơi có nền đáy thường là cát, cát bùn, cát lẫn san hô ở gần khu vực có nhiều hang hốc, rạn san hô, ghềnh đá, khu vực thuận lợi cho tôm hùm giống trú ngụ.

Bảng 3-3: Đặc điểm khí tượng, hải dương tại khu vực khai thác tôm hùm giống

Gió (cấp gió) Độ cao sóng (m) Yếu tố

Khu vực khai thác

Dòng chảy

Mùa gió

Đông Bắc Tây NamMùa gió Đông BắcMùa gió Tây NamMùa gió

Mũi Kê Gà (Mồng gà)

Dòng chảy

tạo nên xoáy 5-6 3-4 2 0,5-1

Hang Ông Già Yếu 5-6 3-4 1,5 0,5-0,8

Bàn Thang Yếu 5 3 1,5 0,5-0,7

Bãi Dông Yếu 4-5 3 1-1,5 0,5

Lố Đôi (Vũng Điệp) Yếu 4-5 3 1-1,5 0,5 Hòn Khai Yếu 5 3-4 1,5 0,5-1 Dốc Dầu Yếu 4 3 1 0,5

Ven bãi biển

thôn Cát Lợi Yếu 4 3 1 0,5

Hòn Lao (Đảo Khỉ)

Yếu

5 3-4 1,5 0,5-1

Hòn Thị Yếu 5 3-4 1,5 0,5-1

Nhìn chung, các khu vực khai thác tôm hùm giống của ngư dân xã Vĩnh Lương có dòng chảy, sóng gió không lớn và có sự khác biệt theo mùa gió Đông Bắc, Tây Nam. Vào mùa gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau), các khu vực trong đầm đều chịu ảnh hưởng của sóng và gió lớn, trong đó các khu vực cửa đầm như mũi Kê Gà, hang Ông Già, Bàn Thang có mức độ gió và độ cao sóng lớn hơn. Đây cũng là thời gian vào vụ chính của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương. Ngược

lại, vào mùa gió Tây Nam thì tất cả các khu vực trong đầm Nha Phu đều có gió nhẹ (cấp 3, cấp 4) và độ cao sóng chỉ từ 0,5 đến 1 mét. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian khai thác phụ của nghề khai thác tôm hùm giống xã Vĩnh Lương.

3.1.1.2. Đặc điểm tôm hùm giống được khai thác tại xã Vĩnh Lương

Có nhiều loại tôm hùm con được tìm thấy trong sản phẩm khai thác tôm hùm giống của ngư dân xã Vĩnh Lương như: Tôm hùm bông (sao, hèo -Panulirus ornatus),

tôm hùm xanh (đá -P. homarus), tôm hùm tre (tề thiên -P. Polyphagus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), tôm hùm đỏ (lửa -P.longipes), tôm hùm sen(P. versicolor) và tôm hùm

ma (P. penicillatus). Tuy nhiên, người khai thác chỉ quan tâm và bắt 3 loại tôm hùm giống có giá trị trong thương mại là: Tôm hùm Bông (Panulirus Ornatus), tôm hùm Xanh (P. Homarus), tôm hùm Tre (P. Polyphagus). Khi còn nhỏ, các loại tôm hùm con này rất khó phân biệt với nhau. Tôm hùm giống gồm có 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: tôm còn nhỏ, có màu trắng, khó quan sát nên ngư dân gọi là “tôm trắng”, xem hình 3-4.

Hình 3-4: Tôm hùm giống giai đoạn tôm hậu ấu trùng (tôm trắng) tại đầm Nha Phu - Giai đoạn sau: tôm lớn hơn, cứng cáp hơn, thân không còn màu trắng nữa, nên ngư dân gọi là “tôm bọ cạp”, xem hình 3-5.

Hình 3-5: Tôm hùm giống giai đoạn tôm con (tôm bọ cạp) tại đầm Nha Phu

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)