Vùng nuôi của doanh nghiệp hằng năm chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu sản xuất, còn lại phải mua từ những hộ nuôi nông dân. Như chúng ta đã biết chất lượng cánguyên liệu đầu vào phụ thuộc ở nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản gồm con giống, kỹ thuật nuôi và thức ăn. Cả ba yếu tố này hiện nay vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Người dân thì hạn chế về kiến thức, thói quen nuôi truyền thống, còn con giống và thức ăn thì muôn hình vạn trạng, vật giá ngày càng tăng… Tất cả đều dẫn đến một hệ quả là cá thương phẩm khó lòng có thể được đảm bảo chất lượng. Như vậy để kiểm soát tốt được cá nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp thì cần thiết phải kiểm soát được quá trình nuôi của nông dân.
Qua quá trình điều tra tình hình một số hộ nuôi cung cấp cá cho Nam Việt cho thấy được về cơ bản hầu hết người nuôi đều mong muốn hợp tác lâu dài với doanh nghiệp và hình thức hợp đồng được mong muốn nhất là thỏa thuận theo từng thời điểm chiếm tới 50 %, sau đó là hình thức bao tiêu theo giá thị trường chiếm 38,46 %. Cho dù ở hình thức nào, để đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên thì nhất thiết phải có chế tài qui định được ban hành bởi các cơ quan quyền lực nhà nước và việc thực hiện những ràng buộc đó phải được thông suốt và thủ tục đơn giản. Giải pháp được đánh giá cao hiện nay để liên kết người nông dân với doanh nghiệp đó là hình thức hợp đồng gia công bao tiêu sản lượng.
Thế nào là nuôi gia công? Nuôi gia công được hiểu đơn giản là doanh nghiệp đóng vai trò người cung cấp các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, kỹ thuật) và đi thuê nông dân nuôi cá. Yêu cầu đầu tiên khi thực hiện hợp đồng nuôi gia công đó là phải đảm bảo người nông dân nuôi đúng qui trình Global GAP, nếu cần thiết doanh nghiệp sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Tiếp đó, các yếu tố về chất lượng và nguồn gốc con giống, thức ăn đủ độ đạm phải được đảm bảo. Ở đây, nhất thiết cần sự giúp đỡ
từ cơ quan các cấp về vấn đề kiểm tra chứng nhận chất l ượng cho các cơ sở cung cấp thức ăn, cơ sở cung cấp con giống. Qua đó, cũng đã ràng buộc được trách nhiệm của các nhà cung cấp thức ăn, con giống. Trong hợp đồng, cần thiết phải có những ràng buộc rõ ràng như:
Doanh nghiệp định kỳ theo dõi và kiểm tra, một mặt là để bảo đảm nguồn vốn của mình được dùng hiệu quả, mặt khác vừa có thể điều chỉnh kịp thời khi có sai sót hay vi phạm. Để thực hiện công tác này, doanh nghiệp cần xây dựng được đội ngũ giám sát tốt.
Đến kỳ thu hoạch thì sản lượng sẽ được đưa về nhà máy. Nếu sản lượng thừa so với hợp đồng thì phần thừa đó người dân sẽ được hưởng. Ngược lại, nếu thiếu thì cần rà soát lại nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về người nào thì người ấy chịu.
Cũng như một công trình xây dựng, trong khi thực hiện hợp đồng gia công này cũng vậy, làm tới đâu ứng tới đó và mức ứng không quá 60 %. Sau khi thu sản lượng về sẽ thanh toán hết.
Hình thức hợp đồng nuôi gia công bao tiêu sản lượng được xem là khả thi hiện nay bởi nó giải quyết được một số vấn đề:
Người nông dân thiếu và khó tiếp cận nguồn vốn
Sự cần thiết sẽ làm cho người nông dân dần thay đổi được thói quen nuôi theo truyền thống và lạm dụng hóa chất.
Tay nghề của người nông dân đang có xu hướng dần được nâng cao Gắn kết trách nhiệm giữa các bên liên quan
Như vậy, với hình thức này, không chỉ doanh nghiệp được lợi mà đặc biệt là trong mọi tình huống biến động thị trường thì người nông dân luôn được bảo vệ quyền lợi. Mặc khác, khi thực hiện giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta góp phần làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, vì một khi ký hợp đồng gia công thìđã có sự ràng buộc về qui trình nuôi theo chuẩn Global GAP tức là nước ao sau khi thu hoạch đều được xử lý trước khi đổ rasông. Thêm vào đó là giải quyết phần nào về sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp. Đặc biệt khi triển khai biện
pháp này thì sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức trong ngành thủy sản, và hiệp hội AFA đối với công ty là không hề nhỏ.