Nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần làm gì trong chuỗi cung ứng 1 8-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 25)

Chuỗi cung ứng vốn đã là sự kết hợp của nhiều thành phần và nên làm gì để các thành phần cũng như mối liên hệ giữa chúng được chặt chẽ là một câu hỏi lớn. Tác giả Leslie Kossoff đã xem việc quản trị chuỗi như là một phiên bản “lẫu thập cẩm” mà ta nhìn thấy và quản lý doanh nghiệp. Nhiều thứ gia vị gộp lại. Ban đầu phải biết ta cần gì và lấy từ đâu, từ ai, rồi làm sao để đưa những loại gia vị ấy vào tổ chức và biến thành thứ có thể bán được, tất cả trở thành một cái nồi lẫu. Đi tìm những thứ cần thiết cho “ một nồi lẫu” cũng gần tương tự như việc con người đi tìm cách để hoàn thiện bản thân mình vậy. Nhìn nhận vấn đề đang tồn tại là bước đầu tiên trong việc cải thiện sự việc. Muốn quản lý tốt chuỗi cung ứng và bắt nó mang lại năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thì đầu tiên chúng ta phải nhìn thấy được lộ trình hay cấu trúc toàn chuỗi cung ứng hiện tại. Cấu trúc đó không những chỉ ra được tiến trình của các hoạt động của chuỗi mà còn phải thể hiện được cấu trúc của từng quy trình và tácđộng tương hỗgiữa các quy trình này. Quađó, ta sẽ thấy được

chỗ nào ưu cần phát huy, chỗ nào nhược phải cải thiện, từ đó chuỗi cung ứng sẽ được tinh chỉnh dần, hoàn thiện và đạt hiệu quả.

Khi nói về chuỗi cung ứng ta phải nghĩ ngay rằng đó là một tổng thể chứ không phải là sự đơn lẻ của từng bộ phận. Điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng là làm sao để tối thiểu hóa chi phí ở các khâu trung gian. Chi phí ấy giờ đây gần nh ư chỉ có thể được tối thiểu khi thời gian thực hiện một vòng của chuỗi được giảm xuống. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi.Michael Porter, một guru hàng đầu về chiến lược đã từng lý giải “bất cứ hoạt động đơn lẻ nào cũng có thể được sao chép, nhưng khi kết hợp tất cả lại thì sẽ hình thành lên một hệ thống mà khó có thể sao chép”. Đúng vậy, nếu có sự phối hợp với nhau thì chúng ta sẽ xây dựng lên chuỗi cung ứng duy nhất, và đó chính là lợi thế cạnh tranh mà chúng ta có được.

Nhiều công ty đã thành công trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh qua chuỗi cung ứng nhưng cũng có những công ty thì bị thất bại thảm hại. Nguyên nhân phần nhiều là do ban quản trị hiếm khi nhìn rađược yếu tố cần sửa đổi trong chuỗi cung ứng và một số nguyên nhân khách quan khác. Để có thể nhìn ra được điểm mạnh yếu ở đâu thì chúng ta phải vẽ ra được sơ đồ chi tiết chuỗi cung ứng hiện tại. Sơ đồ này phải thực sự được tinh chỉnh và đảm bảo trung thực. Sau đó, doanh nghiệp cần phải xem xét nó đã phù hợp với cấu trúc kinh doanh (đ ơn vị kinh doanh, các vùng…) và với các đối tác chuỗi cung ứng hay chưa. Từ đó tinh chỉnh các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung ứng – những ưu tiên kinh doanh mà chuỗi cung ứng phải hỗ trợ đắc lực.

Thực tế cho thấy điểm yếu nhất ở các chuỗi cung ứng nói chung đó chính là sự thiếu hợp tác, hỗ trợ giữa các bên liên quan trong chuỗi và khâu trung gian còn quá nhiều đã làm cho chất lượng sản phẩm không được đảm bảo mà chi phí lại tốn kém hơn. Đây cũng là điểm mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng quản trị chuỗi cungứng băn khoăn, trăn trở. Đặc biệt trong ngành thủy sản ở Việt Nam vấn đề này càng trở nên bức bách. Sự liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến là hầu như chưa có. Làm sao để tạo được mối liên kết? Trả lời câu hỏi này không chỉ là niềm trăn trở của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là một đề tài lớn cho Bộ Nông nghiệp và thủy sản và nhà nước cùng tham gia thảo luận.

Như vậy, công việc chính của quản lý chuỗi cung ứng đó là tạo dựng và tăng cường mối liên kết giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi. Chính sợi dây liên kết này sẽ kết hợp các bộ phận của chuỗi thành một thể thống nhất, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, gia tăng giá trị cho khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và đó là hàng rào vững chắc cản bước đối thủ cạnh tranh, là tổng thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sự cam kết là tiền đề cho việc xây dựng các mối quan hệ.

Tuy nhiên, yếu tố môi trường thì luôn luôn biến động sẽ làm cho chuỗi cung ứng có những thay đổi. Do đó, công việc trong quản lý chuỗi cung ứng không dừng lại ở bước tạo dựng, duy trì màđồng thời phải luôn cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, điều kiện của đối tác…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 25)