Truy xuất và hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm 25

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 32)

1.6.1 Truy xuất nguồn gốc

Theo ISO 9000:2000 thì truy xuất nguồn gốc có nghĩa là khả năng truy lại các hồ sơ, các ứng dụng hay vị trí của những gì liên quan đến sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc dựa vào sự quan hệ giữa nguồn gốc nguyên liệu, các thành phần các quá trình chế biến và phân phối sản phẩm. Truy xuất bao gồm tìm dấu vết và dò theo dấu vết . Với việc tìm dấu vết, sản phẩm được xác định, được đánh dấu và ghi lại thông tin từ nguồn nguyên vật liệu đến tay người tiêu dùng. Tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm như: nguồn nguyên vật liệu, nơi thu hoạch, ngày thu hoạch hay những tin liên quan khác đều được chỉ ra trên bao bì của sản phẩm. Với việc dò theo dấu vết, thì ta truy ngược lại từ sản phẩm đến nguyên vật liệu khi có sự cố lô hàng đó yêu cầu phải thu hồi và trả lại.

Vì vậy truy xuất nguồn gốc giúp ngăn ngừa hàng giả, kém chất lượng. Hơn thế, truy xuất nguồn gốc giúp đảm bảo mục tiêu là cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ thông tin về sản phẩm. Quản lý truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng sẽ giúp cho việc tối ưu hóa việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nó còn giúp nhận diện

sản phẩm bị nhiễm vi sinh vật và có thể nhanh chóng thu hồi những sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong dây chuyền sản xuất hay trên thị trường.

1.6.2 Hệ thống truy xuất nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc được phát triển và quản lý bởi hệ thống dữ liệu đơn lẻ hay dữ liệu kết hợp. Hệ thống dữ liệu đ ơn lẻ sử dụng một trung tâm dữ liệu nơi mà tất cả các thông tin được lưu giữ và truy cập. Những tài liệu về những công đoạn trong chuỗi cung ứng được tập trung ở dữ liệu trung tâm thông qua một giao diện website. Vì vậy nếu cần thiết thì thông tin được truy lại một cách nhanh chóng. Trái lại, hệ thống dữ liệu kết hợp bao gồm những hệ thống dữ liệu riêng biệt, ở đó mỗi bước trong chuỗi cung ứng được lưu giữ trong những tài liệu riêng.

Sự thành công của hệ thống truy xuất nguồn gốc gồm có ba nhân tố: thứ nhất, các đơn vị nguồn để truy xuất phải được xác định. Nó có thể là một mẻ cá được xác định nguồn gốc hoặc xác định những thuộc tính ngay từ giai đoạn đầu v à thông qua từng bước trong chuỗi cung ứng. Thứ hai, sự tương hợp phải được đảm bảo giữa sự tồn tại hay nguồn gốc của từng đ ơn vị trong chuỗi. Điều này đòi hỏi sự trao đổi hiệu quả của dữ liệu trong hoạt động của hệ thống. Thứ ba, những thông số tiêu chuẩn cho việc chuyển dữ liệu phải đ ược thành lập. Công nghệ để truy xuất nguồn gốc bao gồm các chữ số, mã số hay RFID. Chúng có thể được dùng ở từng công đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng.

1.6.3 Những lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thủy sản

Việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thuỷ sản sẽ làm tăng chi phí trong việc đầu tư trang thiết bị, nhân lực và phức tạp trong quản lý , lưu giữ thông tin. Tuy nhiên những lợi ích mà truy xuất nguồn gốc mang lại cho doanh nghiệp không phải là nhỏ. Theo đó, khi áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Đảm bảo thu hồi nhanh chóng sản phẩm. Khi có những phản ánh không tốt từ phía khách hàng thì các lô sản phẩm bị sự cố sẽ được xác định tức thời và tiến hành thu hồi nhằm giảm sự ảnh hưởng và bảo vệ người tiêu dùng tránh phải sử dụng sản phẩm bị sự cố.

- Dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra. Khi đó doanh nghiệp sẽ tiến hành dò theo từng công đoạn trong chuỗi cung ứng và phát hiện ra ngay sự cố đó phát sinh ở tại khâu nào và sẽ có câu giải thích rõ ràng với khách hàng và đề ra phương án giải quyết kịp thời từ đó sẽ có sự giám sát và cải tiến hệ thống nhằm tránh sự cố lại tiếp tục xảy ra sau này.

- Giới hạn được phạm vi thu hồi sản phẩm khi có sự cố xảy ra từ đó tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng.

- Nâng cao niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của công ty, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Giúp doanh nghiệp hoàn thiện và quản lý tốt chất lượng sản phẩm và chuỗi cungứng từ nguyên liệu cho đến thành phẩm, vận chuyển, phân phối.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

2.1 Giới thiệu vềCTCP Nam Việt

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Nam Việt được chuyển đổi từ Công ty TNHH Nam Việt vào tháng 10/2006. Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng với chức năng kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năm 2000, Công ty quyết định đầu t ư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý với tổng vốn đầu t ư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đông lạnh. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty để nâng công suất chế biến lên 300 tấn cá nguyên liệu/ngày.

Đến năm 2004, Công ty quyết định xây dựng th êm Nhà máy đông lạnh thuỷ sản Thái Bình Dương N.V (DL 384) có công suất 200 tấn cá nguyên liệu/ngày đưa vào hoạt động cuối tháng 11 năm 2004, nâng tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày. Theo định hướng phát triển của thị trường trước thềm hội nhập và đại chúng hóa Công ty, NAVICO đã chính thức chuyển đổi sang CTCP với vốn điều lệ là 600 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 5/10/2006.

Ngày 18/04/2007, NAVICO đư ợc phép phát hành thêm cổ phần chào bán cổ phiếu ra công chúng 6 triệu cổ phần (t ương đương với 60 tỷ đồng mệnh giá) để tăng vốn điều lệ, mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 660 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch v à Đầu tư tỉnh An Giang số 5203000050 cấp ngày 18/08/2007.

Ngày 28/11/2007 Công ty đãđựơc Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 160/QĐ – SGDHCM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Một số thông tin về đơn vị:

1. Tên gọi Công ty : Công ty Cổ phần Nam Việt

Tên vùng nuôi : Vùng nuôi cá số 1CTCP Nam Việt (Vùng nuôi Mỹ Hòa Hưng)

Tên tiếng anh : Nam Viet Corporation Tên viết tắt : NAVICO

Tên viết tắt Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Mã giao dịch : ANV

2. Địa chỉ trụ sở chính: 19D Trần H ưng Đạo – Mỹ Quý – Long Xuyên – An Giang

Địa chỉ vùng nuôi: Mỹ An 1 – Mỹ Hòa Hưng – Long Xuyên – An Giang Điện thoại: 84 76 834060 Fax: 84 76 534054

Website: www.navicorp.com.vn; www.navifishco.com

3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000050 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố An Giang cấp

Đăng ký lần đầu, ngày 02 tháng 10 năm 2006

Đăng ký thay đổi lần thứ 4, ngày 30 tháng 06 năm 2008 Mã số thuế: 1600168736-1

4. Ngành, nghề kinh doanh: Xây dựng; Nuôi cá; Chế biến thủy sản; Sản xuất bao bì và in bao bì các loại; Chế biến dầu cá và bột cá; Sản xuất keo Gelatin và Glycerin; Mua bán cá, thủy sản; Khai thác khoáng sản; Sản xuất và mua bán phân bón.

5. Vốn điều lệ: 660.000.000.000 VNĐ (Sáu trăm sáu m ươi tỷ đồng)

Ngoài ra, CTCP Nam Việt còn có các công ty, các nhà máy hoạt động độc lập và trực thuộc :

 Công ty TNHH Đại Tây Dương (tuy là độc lập riêng biệt nhưng có cùng chung 1 chủ sở hữu) đang hoạt động trên địa bàn: Khu công nghiệp Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Có các nhà máy:

- Nhà máy đông lạnh thủy sản Đại Tây Dương N.V (DL 408) công suất chế biến 600 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đãđưa vào sản xuất kể từ tháng 7/2006.

- Nhà máy chế biến dầu cá bột cá từ phế liệu Cá Tra, Cá Basa. - Nhà máy chế biến Gelatin từ Da Cá Tra, Cá Basa.

 Công ty TNHH Ấn Độ Dương (Công ty con) đang hoạt động trên địa bàn : Khu công nghiệp Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Có các nhà máy :

- Nhà máy đông lạnh thủy sản Ấn Độ Dương N.V (DL 18) công suất chế biến 800 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đãđưa vào sản xuất kể từ tháng 7/2008.

- Nhà máy chế biến dầu cá bột cá từ phế liệu Cá Tra, Cá Basa.

 Nhà máy chế biến bao bì (trực thuộc NAVICO) phục vụ cho 04 Nh à máy đông lạnh thủy sản, đang hoạt động tr ên địa bàn : Khu công nghiệp Mỹ Quý, TP Long Xuyên, An Giang.

 Nhà máy chế biến dầu cá bột cá từ phế liệu Cá Tra, Cá Basa (trực thuộc NAVICO), đang hoạt động trên địa bàn : Khu công nghiệp Mỹ Quý, TP Long Xuyên, An Giang.

 Vùng nuôi Cá Tra, Cá Basa (trực thuộc NAVICO) đãđược chứng nhận theo tiêu chuẩn Global GAP nhằm phục vụ cho những thị tr ường khó tính, chiếm 20% công suất các nhà máy đông lạnh thủy sản.

 Công ty TNHH Crômmit Nam Việt, tại Tỉnh Thanh Hóa, với vốn dự án đầu t ư là 1.300 tỷ, trong đó CTCP Nam Việt góp vốn 51%; Công ty TNHH Đại Tây Dương góp 44% và Quỹ khuyến học Doãn Tới- Thanh Hóa góp 5%

 Tham gia dự án Nhà máy sản xuất phân DAP tại Tỉnh Lao Cai, CTCP Nam Việt góp 29% vốn điều lệ tương đương 290 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2012.

Hiện nay, CTCP Nam Việt là một trong những Công ty chuyên chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa lớn nhất Việt Nam. Mỗi ngày chế biến khoảng 2.000 tấn cá nguyên liệu, giải quyết trên 15.000 lao động có việc làmổn định, có thu nhập cao so với các ngành nghề khác.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý, cơ cấu tổ chức sản xuất2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

Hình 2-1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘIĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂMSOÁT TỔNGGIÁMĐỐC GIÁMĐỐC Nghiên cứu & PTDA GIÁMĐỐC NM dầucá, bộtcá GIÁMĐỐC Nhà máy baobì GIÁMĐỐC Nhà máy Gelatin TrưởngPhòng thu mua - bánhàng TrưởngPhòng Marketing TrưởngPhòng tổng hợp HỘIĐỒNGQUẢNTRỊ GIÁMĐỐC Điềuhànhsản xuất GIÁMĐỐC QLCL Phòng quảnlýchất lượng Phòng Kiểm nghiệm GIÁMĐỐC XNK Phòng Xuất nhập khẩu GIÁMĐỐC NS Phòng Hànhchánh Phòng Tổchức nhân sự GIÁMĐỐC TC Phòng Tàichánh Phòng Kế toán GIÁMĐỐC CK,CĐ, XD Phòng Cơ khí Phòng Cơ điện Phòng Xây dựng Nhà máy ĐLTS Nam Việt Nhà máy ĐLTS TháiBình Dương Nhà máy ĐLTS Đại Tây Dương Nhà máy ĐLTS ẤnĐộ Dương Phòng Nghiên cứu và phát triển dự án Nhà máy chếbiến dầucá, bộtcá Nhà máy chếbiến baobì Nhà máy chếbiến keo Gelatin Phòng thu mua - bánhàng Phòng Marketing Phòng Tổng hợp TrưởngPhòng tin học–Quản trị mạng Phòng tin học– Quản trịmạng

Bộ phận Quản lý chất lượng và kiểm nghiệm

_ Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để quản lý, kiểm soát chất l ượng sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng theo qui định Việt Nam, nước nhập khẩu và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

_ Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới, cải tiến qui trình chế biến …đồng thời thí nghiệm và kiểm nghiệm vi sinh, hóa lý.

Bộ phận điều hành sản xuất: Tổ chức và điều hành sản xuất tại các Nhà máy đông lạnh thủy sản thuộc CTCP Nam Việt; đảm bảo phù hợp tiến độ giao hàng và các yêu cầu phát sinh của khách hàng. Ngoài ra, bộ phận này cũng phải sắp xếp, bố trí dây chuyền sản xuất, đảm bảo chi phí giá thành sản phẩm có tính cạnh tranh.

Bộ phận hành chánh và nhân sự

_ Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc tổ chức bộ máy sản xuất – kinh doanh, lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu tại từng thời điểm và hướng phát triển của công ty; tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong việc thương thảo và ký thỏa ước lao động tập thể với tổ chức công đoàn, giải quyết những tranh chấp lao động, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ bảo hộ lao động, các vấn đề mâu thuẫn nội bộ.

_ Tiếp nhận, xử lý thông tin, các thủ tục h ành chính; đảm bảo các điều kiện hậu cần cho các hoạt động của công ty. Đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức lao động khoa học, điều phối lao động trong nội bộ công ty. Tham mưu cho Ban lãnh đạo những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động theo Bộ luật lao động Việt Nam.

_ Lập các thủ tục tuyển dụng, ký HĐLĐ, chế độ h ưu trí, cho thôi việc, đề bạt và miễn nhiệm cán bộ, điều chuyển CBCNV, khen th ưởng và kỷ luật, tham gia BHXH-BHYT cho người lao động. Theo dõi tăng- giảm, báo cáo nhân sự. Quản lý, bảo quản toàn bộ hồ sơ cá nhân CBCNV.

_ Xây dựng Nội qui công ty, qui định quản lý và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện nội qui, qui định công ty ban hành. Nghiên cứu các biện pháp phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến tìm kiếm và chiêu nạp nhân tài đảm bảo cho sự ổn định, phát triểncông ty.

_ Lập kế hoạch lao động tiền lương. Xây dựng, ban hành, giám sát thực hiện định mức lao động và đơn giá tiền lương theo yêu cầu của từng giai đoạn. Xây dựng qui chế trả lương và tham mưu cho Ban lãnh đạo về sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nâng lương, nâng bậc cho CBCNV.

Bộ phận tài chánh và kế toán

_ Triển khai các nghiệp vụ về tài chính, kế toán: thường xuyên cập nhật chế độ tài chính kế toán của nhà nước để phổ biến và thực hiện trong hệ thống công ty đảm bảo đúng chế độ.

_ Tổ chức thanh toán: thanh toán kịp thời đúng chế độ chứng từ các khoản thu chi; xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm gửi đến các cơ quan ngành đúng theo qui định củanhà nước.

_ Thực hiện cân đối nguồn vốn : tính toán, dự báo nguồn vốn đáp ứng cho y êu cầu thanh toán trong một thời ký đảm bảo vừa không thiếu hụt vốn làm mất khả năng thanh toán trong quá trình hoạt động của công ty vừa không lãng phí vốn nhằm tăng hiệu quả tối đa việc sử dụng vốn của công ty.

_ Quản lý, theo dõi tình hình thanh toán các khoản thuế Hải quan và thuế trong nước; thực hiện phân tích tài chính và lập các báo cáo định kỳ; quản lý trực tiếp các bộ phận tiền lương; bộ phận tin học – Quản trị mạng và bộ phận kiểm toán nội bộ.

Bộ phận xuất nhập khẩu

_ Thực hiện những thủ tục, qui định liên quan việc xuất nhập khẩu tiêu thụ trong nước và nước ngoài đối với nhưng sản phẩm thủy hải sản đông lạnh và các sản phẩm khác củacông ty.

_ Thực hiện những thủ tục và qui định liên quan việc nhập khẩu hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị và máy móc phục vụ cho việc sản xuất và các mục đích khác củacông ty.

_ Tiếp nhận thông tin phản hồi của khách h àng liên quan đến đơn hàng, lịch giao hàng, quy cách sản phẩm, bao bì … Lập hợp đồng mua bán, hợp đồng ủy thác và các loại hợp đồng khác. Lập đơn hàng xuất và chuyển đến các bộ phận liên quan.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 32)