Sơ đồ chuỗi cung ứng chung đối với mặt hàng cá da trơn 2 2-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 29)

Trong vòng hai thập niên gần đây, thủy sản đang vươn lên như một ngành nông nghiệp chủ lực của Việt Nam trong việc tạo ra ngo ại tệ từ hoạt động xuất khẩu, đã giải quyết phần nào công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống ngư dân, nông dân nuôi trồng thủy sản. Việt Nam đã là một trong mười quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới tính đến năm 2009.

Mặc dù đã có những thành tựu đánh kể nhưng vẫn còn tồn tại những điểm yếu và khó khăn trong suốt quá trình chu chuyển từ nguyên liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Từ sau khi Bộ thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định áp dụng lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam thì ngành chế biến Cá Tra, Basa có phần chững lại. Kim ngạch xuất khẩu hai năm trở lại đây có sự sụt giảm. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 607,7 ngàn tấn Cá Tra, Cá Basa sang 133 thị trường trên thế giới, đạt kim ngạch 1,34 tỷ USD giảm 7,6 % về giá trị so với

cùng kỳ năm 2008. Mỹ, Tây Ban Nha v à Đức vẫn là 3 thị trường nhập khẩu lớn đạt giá trị từ 100 triệu USD trở lên, chiếm tỷ trọng tương ứng 9.98%, 9,02% và 8,11%. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa sang các thị trường lớn thuộc nhóm EU trong năm 2009 đều giảm (0,6-39,6%).

XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA NĂM 2009

Nguồn : Vasep (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

Trong quý I/2009, sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh xuất khẩu thuỷ sản vùng ĐBSCL như Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long… đều giảm, các nhà máy chế biến chỉ hoạt động 35 - 40% công suất thiết kế. Tình trạng này thực sự đáng lo ngại.

Sau đây là sơ đồ chuỗi cung ứng chung của mặt h àng cá da trơn. Chuỗi cung ứng mặt hàng cá da trơn được chia làm năm bước hay giai đoạn: Đó là: (i) trang trại, (ii) vận chuyển từ trang trại đến nhà máy xử lý, (iii) chế biến, (iv) vận chuyển philê đông lạnh đến cảng và (v) xuất khẩu.

Trang trại

Cá da trơn thường được nuôi theo 3 kiểu sau: lưới rào, ao và lồng. Trong đó, ao và lưới được dùng ngày càng trở nên phổ biến hơn nhờ chi phí đầu tư thấp, dễ kiểm tra chất lượng nước, tỷ lệ chết thấp...Trong những năm gần đây cá Tra là loài được nuôi chủ yếu với sản lượng hàng năm chiếm 90 – 95%.

Trang trại Vận chuyểnvề nhà máy Chế biến Vận chuyển đến cảng Xuất khẩu

Cá giống được cung cấp từ các trại cá nuôi, được kiểm tra vệ sinh và chất lượng bởi Phòng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên cá giống có thể được sản xuất tại các trại nhân giống và lớn lên trong ao, lồng nổi, lồng lưới. Hầu hết các cơ sở nuôi đều đặt tại địa điểm gần hoặc dọc sông Tiền và sông Hậu và có thể sản xuất 1 hay 2 mùa trên năm.

Vận chuyển cá từ trại nuôi đến nhà máy

Hầu hết các vùng nuôi và nhà máy được đặt gần sông nên việc vận chuyển cá từ trại nuôi được thực hiện một cách dễ dàng bằng thuyền. Sau thu hoạch, cá được chứa trong các sọt làm bằng tre và chuyển lên thuyền. Thuyền được thiết kế đặc biệt đó là nó cho nước chảy qua vì vậy cá có thể sống trong khi vận chuyển. Sau khi đến nơi tiếp nhận nguyên liệu ở nhà máy, cá được chuyển sang các thùng bằng nhựa và chuyển vào trong nhà máy. Thời gian vận chuyển cá không được quá 16 giờ.

Chế biến

Hầu hết các nhà máy chế biến ở Việt Nam đều áp dụng các tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn thế giới như: GMP, HACCP, ISO 9001 : 2000 và nh ững yêu cầu khác tùy vào từng thị trường. Sau khi nguyên liệu được đánh giá cảm quan, chúng sẽ được chuyển qua từng công đoạn theo quy trình chế biến, sẽ trở thành sản phẩm fillet và đóng gói. Sản phẩm được giữ trong phòng bảo quản lạnh -18oC nhằm ngăn cản sự hư hỏng chất lượng sản phẩm

Vận chuyển nguyên liệu đến nhà phân phối để xuất khẩu

Sau khi chế biến, sản phẩm luôn được duy trì ở nhiệt độ -18oC. Sản phẩm fillet có thể chuyển trực tiếp vào trong các xe lạnh để vận chuyển đến thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, sản phẩm này có thể được chuyển đến kho bảo quản lạnh n ơi mà chúng được sắp xếp trên các pallet và khi có nhu cầu thì sẽ xuất kho để xuất khẩu

Trên thực tế thì chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác từ thủy sản còn phức tạp hơn nhiều với đa dạng loại hình và chất lượng sản phẩm, qua nhiều khâu mua bán trung gian ( như: thương lái, n ậu vựa, người bán buôn…) hình thành hoàn toàn mang tính tự phát, không có bất cứ sự chi phối điều tiết nào củanhà nước.

Với những tồn tại bất cập trong nuôi trồng, sản xuất chế biến, l ưu thôngvà tình hình xuất khẩu hiện nay có thể phần nào cho thấy rằng hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác thủy hải sản hiện nay không cao. Nếu đem so sánh chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản hiện nay với quá trình giải quyết thủ tục hành chính nhà nuớc những năm trước đây thì chẳng khác nhau là mấy. Giấy tờ đi qua nhiều nơi thì càng tốn kém thời gian và tiền bạc gây khó khăn cho nhân dân, sản phẩm thủy sản qua tay nhiều trung gian thì càng làm chi phí tăng cao mà chất lượng lại khó được đảm bảo, gây rủi ro cho người tiêu dùng cả về mặt giá cả lẫn chất luợng.

Do đó, một khi các khâu trung gian được cắt giảm bớt, doanh nghiệp có thể bắt tay trực tiếp với người dân thì chuỗi cung ứng khi ấy sẽ được tinh chỉnh và có thể mang lại hiệu quả cao nhất bởi đã lúc đó chi phí cho trung gian đã được cắt giảm đồng thời cũng thời gian chu chuyển nguyên liệu cũng ngắn hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 29)