Sơ lược về Global GAP 2 0-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 27)

GAP là từ viết tắt của Good Agriculturial Practices với ý nghĩa là thực hành nuôi trồng tốt. Đây là bộ tiêu chuẩn được ra đời từ chương trình an toàn thực phẩm thế giới (diễn đàn kinh doanh thực phẩm thế giới được tổ chức vào tháng 5/2000).

Tiêu chuẩn Global Gap là tiêu chuẩn đòi hỏi cao nhất hiện nay được áp dụng trên phạm vi toàn cầu và trên sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy s ản. Tiêu chuẩn này đề cập đến việc kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác đến thu hoạch, chế

biến, tồn trữ (bao gồm những yếu tố li ên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại). Các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi hay thủy sản muốn được bán trực tiếp vào siêu thị ở Mỹ, EU thì một trong những vấn đề mà nhà cung cấp cần quan tâm đó là áp dụng GAP (khâu nuôi trồng).

Trong GAP bắt buộc chúng ta phải phân tích những mối nguy xuất phát từ nước, đất, phân bón, thức ăn... tất cả các yếu tố ảnh h ưởng đến vật nuôi, cây trồng. Và từ việc xác định này, chúng ta phải đưa ra cách thức kiểm soát làm giảm thiểu các mối nguy này. Thông thường thì kiểm soát bằng cách làm tốt những công đoạn như: chuẩn bị đất, môi trường ban đầu, đầu vào cho canh tác, nuôi trồng, thu hoạch và vận chuyển. GAP cũng yêu cầu kiểm soát đối với các nhân công thực hiện trong nuôi trồng và thu hoạch.

Như vậy, tiêu chuẩn Global GAP đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm của người sản xuất. Do đó, có thể nói đáp ứng đ ược các tiêu chuẩn GAP giúp doanh nghiệp quản lý tốt giai đoạn đầu vào của chuỗi cung ứng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 27)