Với hệ thống kênh rạch chằng chịch, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Từ năm 1940 nghề nuôi cá nước ngọt bắt đầu phổ biến và phát triển (trong đó, cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) là loài nuôi trồng thủy sản được nuôi thông dụng nhất đang đ ược phát
triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh ĐBSCL (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp).
Đa số cá Tra được nuôi trong ao, đăng quầng, bãi bồi và lồng bè; cá Basa chủ yếu được nuôi trong các lồng bè ở các con sông lớn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, v.v. Mùa sinh sản của cá Basa (từ tháng 1 – 7), cá Tra (từ tháng 2 – 10) và có thể thu hoạch quanh năm. Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản, cả nước có khoảng 160 cơ sở sinh sản nhân tạo giống cá Tra, cá Basa, sản lượng cá bột khoảng 4,1 tỉ con/năm và gần 1.000 cơ sở ương cá bột thuần dưỡng, sản lượng cá giống là 1,7 tỉ con/năm.Đây là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất về sản l ượng và lớn thứ 2 về giá trị (sau tôm). Năng suấtCá Tra, Cá Basa hầm (ao) nuôi theo qui mô công nghiệp có thể đạt bình quân từ 50 tấn đến 80 tấn/ha. Năng suất nuôi Cá Tra, Cá Basa ao bãi bồi có thể đạt năng suất 100 đến 200 tấn/ha và có thể nuôi 2 vụ/năm. Những hầm thâm canh tốt còn có khả năng đạt năng suất 600 tấn/ha/năm.
Năm 2005, toàn vùng ĐBSCL ch ỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế đạt trên 638 ngàn tấn, trong đó có 36 nhà máy có ch ế biến cá tra và cá basa, tổng công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm. Đến nay, số lượng nhà máy chế biến cá Tra, cá Basa đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang.
An giang là tỉnh tiên phong trong việc nuôi Cá Tra, Cá Basa ở Việt Nam. Trong năm 2008 Tỉnh có 6.435 ao nuôi với tổng diện tích nuôi là 1.392 ha. Nuôi bằng ao hồ chiếm 98,8% tổng diện tích nuôi (2008). Vùng nuôi ở đây đã thu hoạch được 207.000 tấn cá da trơn trong năm 2008 thấp hơn so với nhu cầu của 26 Nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh vào khoảng 400.000 tấn/năm. Vì vậy nhà máy chế biến phải mua cá từ các tỉnh khác nh ư Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất và tiêu thụ cá Tra, cá Basa hiện còn gặp rất nhiều khó khăn kể cả trong sản xuất nguyên liệu đến khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm. Đối với sản xuất nguyên liệu, tình trạng sử dụng tràn lan các loại
kháng sinh hoá chất bị cấm vẫn diễn ra chưa kiểm soát được, công nghệ chế biến còn thấp nên hàng hoá chỉ được xuất khẩu dưới dạng Fillet đông lạnh đơn thuần làm cho giá xuất khẩu chưa cao.