Nguồn thủy sản nắm giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Đối với mỗi ng ười dân Việt, thủy sản là một nguồn thức ăn gần gũi, có giá trị. Câu tục ngữ “Đắt cá còn hơn rẻ thịt” hay “Cơm Kẻ Quạ, cá song Giăng...”, “Cơm ba lá, cá thèn râu”... đã phần nào nói lên vai trò to lớn, phổ biến đến mức nào đối với cuộc sống người dân. Không những vậy, ngành thủy sản còn được coi là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Đối với ngành thủy sản Việt Nam, cá Tra, cá Basa hiện đang là trung tâm của sự chú ý đồng thời cũng là loại cá chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển và là một mặt hàng chiến lược của thủy sản Việt. Xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa thể hiện rõ tiềm năng to lớn, góp phần tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản nói chung. Đây là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất về sản l ượng và lớn thứ 2 về giá trị (sau tôm).
Nam Việt được xem là con chim đầu đàn trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Trong đó, cá Tra, cá Basa là nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất của công ty. Đây là những loại cá nước ngọt có các đặc tính sinh học nổi bật là dễ nuôi, ít bệnh, sinh sản nhiều, thích hợp với điều kiện môi tr ường vùng nước tại khu vực ĐBSCL. Phân biệt đặc tính giữa cá Tra, cá Basa:
Đặc tính của cá Tra:
Cá tra là cá da trơn (không v ẩy) sống trong nước ngọt (có thể sống trong vùng
Đặc tính của cá Basa:
Cá basa (còn gọi là cá bụng) cũng là cá da trơn, có thân dài, chiều dài chuẩn
nước lợ nồng độ muối từ 7 – 10), cá có thân dài, lưng xám đen bụng hơi bạc, có đôi râu dài.
bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá ba sa ngắn, hơi tròn, dẹp bằng, trán rộng. miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít h ơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm
Các sản phẩm của công ty đều được chế biến từ cá Tra, cá Basa, trong đó fillet đông lạnh là dạng sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng. Hiện tại, công ty đã có mốiquan hệ và xuất khẩu sản phẩm Cá Tra, Cá Basa sang 90 quốc gia trên thế giới và Ukraine là thị trường tiêu thụ lớn nhất chiếm trên 30% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Tình hình xuất khẩu cá Tra, cá Basa fillet đông lạnh sang các thị trường trong năm qua của công ty được thể hiện :
Biểu đồ 2-1. Cơ cấu thị phần xuất khẩu theo sản l ượng (kg) 2009
(Nguồn: Phòng kế toán) C ơ c ấ u t h ị p h ầ n x u ấ t k h ẩ u t h e o s ả n l ư ợ n g N ă m 2 0 0 9 C h â u Ú c , 1 . 6 0 % C h â u P h i , 3 . 3 2 % C h â u M ỹ , 5 . 7 1 % U k r a i n e , 3 2 . 2 6 % C h â u Á , 2 1 . 4 7 % C h â u  u , 1 1 . 2 9 % Đ ô n g  u , 1 5 . 7 7 % T r u n g Đ ô n g , 8 . 5 9 %
Biểu đồ 2-2. Cơ cấu thị phần xuất khẩu theo doanh thu 2009
(Nguồn: Phòng kế toán) C ơ c ấ u t h ị p h ầ n x u ấ t k h ẩ u t h e o d o a n h t h u N ă m 2 0 0 9 T r u n g Đ ô n g , 9 . 2 1 % C h â u Á , 1 7 . 1 9 % C h â u  u , 1 7 . 2 3 % C h â u M ỹ , 7 . 5 2 % C h â u P h i , 3 . 3 6 % C h â u Ú c , 2 . 5 6 % U k r a i n e , 2 7 . 8 5 % Đ ô n g  u , 1 5 . 0 9 %
Đối chiếu hai biểu đồ trên ta nhận thấy Châu Âu là thị trường tiềm năng, mặc dù sản lượng xuất khẩu qua thị trường này chưa nhiều nhưng doanh thu nó mang về cho công ty là cao nhất (152,61%). Nếu sản lượng xuất khẩu sản phẩm cá Tra, cá Basa sang thị trường này càng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ thu về khoảng giá trị cao hơn. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm vào thị trường Liên minh Châu Âu không phải là dễ dàng. Những rào cản kỹ thuật và các tiêu chuẩn bắt buộc về VSATTP là lực cản đối với sự du nhập của sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung và Nam Việt nói riêng. Trong mấy năm trở lại đây, thủy sản Việt Nam gần nh ư liên tiếp bị cảnh báo vì những lô hàng bị nhiễm kháng sinh. Việc trả hàng, bồi thường rồi thương lượng....đều có đủ. Với Nam Việt tình trạng này cũng không mấy lạ lẫm.
Theo thống kê trong vòng ba năm gần đây thì công ty đã gặp 40 lô hàng bị khiến nại. Tuy nhiên, tình trạng này đã được giảm dần qua các năm, cụ thể l à năm 2007 thì có 20 lô hàng bị khiếu nại, năm 2008 thì con số đó xuống còn 16 lô và chỉ còn lại 4 lô hàng vào năm 2009. Nguyên nhân ch ủ yếu dẫn đến tình trạng này là do không đảm bảo chất lượng như nhiễm vi sinh, xử lý nhiều phụ gia, mùi và màu xấu hoặc do tỷ lệ mạ băng cao...Với những lô h àng như vậy đã gây nên không ít thiệt hại cho công ty. Để giải quyết những vấn đề trên thường thì công ty phải thương lượng giảm giá hoặc trừ tiền cho khách hàng, trong những trường hợp đặc biệt thì buộc phải kéo hàng về. Những thiệt hại trên chỉ là trước mắt nhưng thiệt hại to lớn và gây ảnh hưởng lâu dài nhất đến hoạt động của công ty đó chính là lòng trung thành của khách hàng. Do đó, chúng ta phải làm sao để giải quyết nhanh chóng không gây tiếng xấu ở khách hàng và làm sao chấm dứt tình trạng này là việc làm hết sức cần thiết. Để làm điều đó, yêu cầu cần phải có khả năng truy xuất nguồn gốc, chứng minh được cho khách hàng thấy sản phẩm có nguồn rõ ràng cũng như qua đó nhận dạng được bị lỗi ở khâu nào khi có sự cố xảy ra.
Tìm hiểu chuỗi cung ứng là việc làm cần thiết để công ty có thể nắm bắt được toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giúp cho việc truy xuất trở nên dễ dàng đồng thời hạn chế các vụ việc nh ư đơn hàng bị trả cũng như giải quyết chúng một cách nhanh chóng h ơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc công ty đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường nhập khẩu. Từ đó gia tăng sản lượng xuất khẩu, mang về nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp.