Phân tích tình hình tài chính (07-09) 4 1-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 48)

Các chỉ số cơ cấu tài chính

Bảng 2.4. Phân tích các chỉ số cơ cấu tài chính

ĐVT: 1.000đ

Các chỉ tiêu

Thuyết

minh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Nợ phải trả (1) 651.568.743 1.058.369.530 726.672.498 406.800.787 -331.697.032 Tổng TS (2) 2.343.972.403 2.659.846.087 2.200.098.168 315.873.684 -459.747.919 Vốn CSH (3) 1.692.403.660 1.601.476.557 1.470.025.670 1.692.403.660 1.601.476.557 Hệ số nợ (RD) (4)=(1)/(2) 0,28 0,40 0,33 0,12 -0,07 Tỷ số tự tài trợ (Rt) (5)=(3)/(2) 0,72 0,60 0,67 -0,12 0,07 (Nguồn: Phòng kế toán)

Năm 2007, trong tổng tài sản mà công ty đang có thì có 28% là được hình thành từ nguồn vốn vay nợ. Hệ số này qua năm 2008 đã tăng lên 12% cho thấy khả năng thanh toán khoản nợcủacông ty trong năm qua đã giảm. Sang năm 2009 hệ số này đã có sự điều chỉnh xuống nhưng vẫn cao hơn so với năm 2007. Nhìn chung hệ số nợ củacông ty vẫn nằm trong phạm vi an toàn.

Tỷ số tự tài trợ của công ty qua 3 năm lần lượt là 72%, 60% và 67%, mức độ biến động nhất là trong năm 2008 (giảm 12%) nhưng vẫn có thể thấy rằng công ty có khả năng tự chủ cao, các khoản nợ được đảm bảo cao bởi nguồn vốn chủ sở hữu.

Các tỷ số về khả năng thanh toán

Bảng 2.5. Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Thuyết

minh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 1.Tổng tài sản (1) 2.343.972.403 2.659.846.087 2.200.098.168 315.873.684 -459.747.919 2.Tài sản ngắn hạn (2) 1.657.433.508 1.739.898.664 1.270.483.175 82.465.156 -469.415.489 3.Tiền và các khoản tương đương tiền (3) 266.442.925 96.890.634 190.602.201 -169.552.291 93.711.567 4.Hàng tồn kho (4) 231.499.493 638.823.284 284.013.995 407.323.791 -354.809.289 5.Tổng nợ phải trả (5) 651.568.743 1.058.369.530 726.672.498 406.800.787 -331.697.032 6.Nợ ngắn hạn (6) 551.561.769 981.960.495 670.690.708 430.398.726 -311.269.787 a.Khả năng thanh toán tổng quát (Rt) (1)/(5) 3,60 lần 2,51 lần 3,03 lần -1,08 lần 0,51 lần b.Khả năng thanh toán nhanh (Rq) (2-4)/(6) 2,59 lần 1,12 lần 1,47 lần -1,46 lần 0,35 lần c.Khả năng

thanh toán hiện hành (Rc) (2)/(6) 3,00 lần 1,77 lần 1,89 lần -1,23 lần 0,12 lần d.Khả năng thanh toán bằng tiền (3)/(6) 0,48 lần 0,10 lần 0,28 lần -0,38 lần 0,19 lần (Nguồn: Phòng kế toán)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Tại thời điểm cuối năm 2007, hệ số khả năng thanh toán tổng quát bằng 3,6 lần, tức là cứ 1 đồng đi vay thì được đảm bảo bằng 3,6 đồng tài sản. Năm 2008 hệ số này giảm đi 1,08 lần nhưng sang năm 2009 khả năng thanh toán tổng quát lại tăng lên, một đồng đi vay được đảm bảo bằng 3,03 đồng tài sản. Như vậy trong cả 3 năm, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đều lớn h ơn 1, chứng tỏ công ty đảm bảo trả được các khoản tiền vay bằng tài sản của mình, điều này giúp công ty tạo niềm tin cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho công ty vay vốn, các nhà cung cấp sẵn sàng bán chịu cho công ty mà họ không sợ bị mất vốn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

Hệ số này phản ánh 1 đồng vốn vay ngắn hạn sẽ đ ược đảm bảo bằng bao nhiều đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2007, hệ số này bằng 3, tức là tài sản ngắn hạn

của công ty có thể thanh toán được 3 lần các khoản nợ ngắn hạn. Nh ưng ở 2 năm tiếp theo, hệ số này giảm xuống, năm 2008 hệ số khả năng thanh toán hiện hành là 1,77 lần, còn năm 2009 là 1,89 lần. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn cho 1 đồng vốn vay ngắn hạn giảm xuống. Nh ư vậy, trong cả 3 năm hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, nhược điểmcủa hệ số khả năng thanh toán hiện thời là có tính đến cả hàng tồn kho, đây là khoản có tính thanh khoản thấp, khả năng chuyển đổi thành tiền chậm, nên để có thể đánh giá chính xác hơn ta xem xét chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh, trong đó đã loại bỏ tác động của hàng tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Thời điểm cuối năm 2007, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 2,59; có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2,59 đồng vốn lưu động có khả năng thanh toán nhanh khoản nợ này. Trong năm, hệ số nàynhư vậy là khá an toàn, cũng như các hệ số khả năng thanh toán ở trên, trong 2 năm tiếp theo, hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng giảm sút, năm 2008 giảm 1,46 lần so với năm 2007, nh ưng đến năm 2009 lại tăng lên 1,89; như vậy công ty có thêm 0,35 đồng vốn lưu động có khả năng thanh toán ngay nợ ngắn hạn. Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty như vậy là khá tốt, cả 3 năm đều lớn hơn 1, công ty đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, từ đó nâng cao mức độ an toàn tài chính.

Hệ số khả năngthanh toán bằng tiền:

Đây là hệ số thể hiện khả năng thanh toán ngay bằng tiền các khoản nợ đến hạn thanh toán. Trong 3 năm từ 2007-2009, hệ số này đều nhỏ hơn 1 nhưng không có nghĩa là công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng tiền vì các khoản nợ không bao giờ đến hạn phải trả c ùng 1 lúc. Do đó nếu hệ số này quá cao gây lãng phí vốn vì tiền trong quỹ không có khả năng sinh lời. Năm 2007, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền là 0,48 và giảm xuống ở 2 năm tiếp theo. Tuy nhiên việc giảm hệ số này có thể là hợp lý khi công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, và lượng tiền mặt dư thừa được đem đi đầu tư vào lĩnh vực khác, tăng khả năng sinh lời của đồng vốn.

Tóm lại, nghiên cứu khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm gần đây ta thấy công ty đều đảm bảo được khả năng thanh toán, vốn vay luôn có tài sản đảm bảo ở mức độ an toàn. Năm 2007, tất cả các hệ số đều ở mức cao, tuy có giảm xuống ở năm 2008 nhưng lại tăng lên trong năm 2009. Do đó có th ể đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu khả năng thanh toán là lành mạnh, điều này tạo lòng tin cho người cung cấp tín dụng và cả những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty.

Các chỉ số về khả năng hoạt động

Bảng 2.6. Phân tích các chỉ số về khả năng hoạt động

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Vòng quay Tổng TS (TAU) Lần 1,40 1,32 0,90 -0,08 -0,42 Vòng quay HTK Lần 14,20 5,50 7,01 -8,70 1,51 Số ngày của một vòng quay (NI) Ngày/lần 25,36 65,48 51,39 40,12 -14,09 Vòng quay các KPT (Rf) Lần 2,94 3,64 2,52 0,71 -1,13 Kỳ thu tiền bình quân (ACF) Ngày/lần 122,52 98,80 142,94 -23,73 44,14 HSSD TSCĐ (HTSCĐ) % 68,1 58,1 32,7 -9,9 -25,4 (Nguồn: Phòng kế toán)

Vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Trong 3 năm gần đây, chỉ số n ày có xu hướng giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là chưa cao. Hy vọng trong thời gian tới doanh nghiệp có sự điều chỉnh để gia tăng doanh thu, từ đó cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vốn.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 5,50 lần, giảm 8,7 lần so với năm 2007 do đó số ngày của một vòng quay tăng lên tương ứng 40,12 ngày. Sang năm

2009 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1,51 lần so với năm 2008 tương ứng số ngày trên mỗi vòng quay giảm 14,09 ngày.

Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh củaDoanh nghiệp.Vòng quay thấp là do Doanh nghiệp lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi tăng lên, tốn kém chi phí lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hoặc thị trường kém đi.

Vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 3,64 lần, nghĩa là trong mộtnăm doanh nghiệp thực hiện 3,64 lần thu các khoản nợ th ương mại. Chỉ số này tăng năm doanh nghiệp thực hiện 3,64 lần thu các khoản nợ th ương mại. Chỉ số này tăng 0,71 lần so với năm 2007, sang năm 2009 thì chỉ số này lại giảm xuống còn 2,52 lần. Điều đó cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp trong năm 2009 là khá chậm, sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của năm sau. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các khoản phải thu để đưa ra chính sách thu hồi hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo doanh thu năm sau cao h ơn năm trước.

Kỳ thu tiền bình quân năm 2008 là 98,80 ngày/ lần tức là cứ 99 ngày doanh nghiệp thực hiện một lần thu các khoản nợ th ương mại. Tuy nhiên, chỉ sốnày năm 2009 lại tăng lên 143 ngày/ lần. Điều này cho thấy khả năng chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt giảm mạnh. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn củaDoanh nghiệp càng cao.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định3 năm gần đây có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2008 giảm 9,9% so với năm 2007 và tiếp tục giảm 25,4 % vào năm 2009. Hệ số này phản ánh tính năng động của doanh nghiệp, cho biết tổng vốn đầu t ư vào tài sản cố định được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Với sự sụt giảm của chỉ số này, chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp đang đ ược sử dụng không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)