Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 109)

3.3.5.1. Kết quả khảo nghiệm của GVCN về mức độ cần thiết, tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất

Bảng 3.1. Khảo nghiệm của GVCN về mức độ cần thiết, tính khả thi của 7 biện pháp

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT KCT RKT KT KKT 1

Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho cán bộ quản lí, đội ngũ GVCN, TPT Đội.

100 0 0 94.7 5.3 0

2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

94.7 5.3 0 100 0 0

3

Quản lý việc thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL của GVCN và TPT Đội

84.2 15.8 0 89.4 10.6 0

4 Quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động GDNGLL

110 theo yêu cầu của các tiêu chí.

5

Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục phục vụ cho hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

89.4 10.6 0 78.9 21.1 5.3

6 Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

78.9 21.1 0 89.4 10.6 0

7

Quản lý công tác thu thập xử lý minh chứng về hoạt động GDNGLL phục vụ cho Báo cáo tự đánh giá

89.4 10.6 0 78.9 21.1 5.3

3.3.5.2. Kết quả khảo nghiệm của BGH về mức độ cần thiết, tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Khảo nghiệm của BGH về mức độ cần thiết, tính khả thi của 7 biện pháp

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT KCT RKT KT KKT 1

Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho cán bộ quản lí, đội ngũ GVCN, TPT Đội.

100 0 0 50 50 0

2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

100 0 0 50 50 0

3 Quản lý việc thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL của GVCN và TPT Đội

100 0 0 50 50 0

4

Quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

100 0 0 50 50 0

5

Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục phục vụ cho hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của

111 các tiêu chí.

6 Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

100 0 0 50 50 0

7

Quản lý công tác thu thập xử lý minh chứng về hoạt động GDNGLL phục vụ cho Báo cáo tự đánh giá

100 0 0 0 50 50

Kết quả thống kê qua bảng 3.1, bảng 3.2 cho thấy BGH và GVCN đều đánh giá mức độ rất cần thiết của 7 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học.

- Việc đánh giá mức độ khả thi của 7 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cũng thu được những kết quả tương đối giống nhau từ ý kiến của BGH và GVCN. Cả BGH và GVCN đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết của biện pháp 5, biện pháp 7 nhưng lại đánh giá 2 biện pháp này ít khả thi hơn, còn lại 5 biện pháp 1,2, 3,4,6 , đều khả thi.

- Thực tế cho thấy tăng cường cơ sở vật chất, nguồn tài chính, xã hội hoá giáo dục là vấn đề khó khăn. Ở trường THCS Nam Hồng, phần lớn học sinh là con em các hộ gia đình làm nông nghiệp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn không nhiều nên khó tranh thủ được sự hỗ trợ của họ. Huy động tốt các lực lượng giáo dục trong nhà trường đã khó, huy động lực lượng giáo dục ngoài nhà trường càng khó hơn. Thực tế trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều do giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng kế hoạch, không có sự tham gia của lực lượng ngoài nhà trường, sự phối hợp của lực lượng trong nhà trường còn ít ỏi. Việc phối hợp với cha mẹ học sinh cũng không thường xuyên. Một số giáo viên chủ nhiệm cho biết: cha mẹ học sinh đa phần làm nông nên họ ngại tiếp xúc với thầy cô giáo, họ lấy lí do là đi làm suốt ngày, họ không có trình độ để tham gia hoạt động. Ngược lại, một số bậc cha mẹ học sinh làm công chức nhà nước thì họ có kiến thức nhưng lại không có thời gian tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Phần lớn trong số họ chỉ muốn đầu tư cho con học thêm chứ không muốn con mất thời gian cho các hoạt động (họ hiểu

112

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động vui chơi giải trí). Mặt khác một số giáo viên chủ nhiệm lại có tâm lí ngại phiền phức, hơn nữa việc soạn giáo án, chuẩn bị cho một tiết dạy theo phương pháp mới này khiến giáo viên khá vất vả. BGH cũng chẳng yêu cầu khắt khe, chưa chú trọng đến khâu kiểm tra đánh giá…Ngoài ra ở biện pháp 7, cả GVCN và BGH đều nhận thức là rất cần thiết song không có rất khó để có thể tiến hành vì nguồn kinh phí phục vụ khen thưởng của nhà trường khá eo hẹp. Còn đã đánh giá mà không khen thưởng thì sẽ không hiệu quả. Đây chính là nút thắt khiến cho việc quản lí nói chung và quản lí hoạt động GDNGLL nói riêng còn gặp một số khó khăn.

Kết quả nghiên cứu chương 3 cho thấy, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, các nguyên tắc để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học.

Các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nam Hồng đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học là hệ thống đồng bộ trong đó mỗi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết với các biện pháp khác. Người quản lí tài ba phải quản lý một cách khoa học, tập trung được sức mạnh của Hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được mặt mạnh của các lực lượng giáo dục, sử dụng biện pháp phù hợp thì các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ thực sự đáp ứng được các mục đích giáo dục đã đề ra, đồng thời sẽ thiết thực góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)