của giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách Đội
GVCN là người có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động của lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về công tác quản lý lớp học, trong đó có việc rèn luyện ý thức đạo đức, nền nếp, nội quy kỷ luật và các hoạt động của nhà trường. Sản phẩm giáo dục như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý của GVCN. Ngoài năng lực chuyên môn, GVCN còn phải có những kỹ năng quản lý, tổ chức các hoạt động tập thể. GVCN phải tổ chức, xây dựng lớp thành một tập thể học sinh biết tự quản, tự điều khiển các hoạt động. Họ không làm thay học sinh mà từng bước hình thành cho các em năng lực tự quản các hoạt động tập thể. GVCN chỉ giữ vai trò cố vấn định hướng, tư vấn kịp thời cho các em.
TPT Đội là người “thủ lĩnh của Đội TNTP Hồ Chí Minh” trong nhà trường, là nhà giáo dục, là "kỹ sư tâm hồn" có khả năng đi sâu vào thế giới tâm hồn của đội viên. TPT Đội có nhiều điều kiện thuận lợi thu hút học sinh tham gia vào hoạt động. Vai trò của TPT Đội luôn gắn liền với vị trí vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường phổ thông. Hoạt động Đội của nhà trường tốt hay xấu, mạnh hay yếu một phần quan trọng là phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của TPT Đội.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động GDNGLL, hiệu trưởng nhà trường cần phải lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, khả năng quản lý tốt, nhiệt tình với công tác chủ nhiệm. GVCN cần có ý kiến tham mưu với BGH ngay từ khi nhận lớp về tình hình thực tế của lớp mình để có phương pháp tác động sau này. Trên thực tế cho thấy, hầu hết các giờ sinh hoạt lớp, GVCN chú trọng nhiều đến kỉ luật của học sinh. Thực tế việc duy trì nền nếp là quan trọng, tuy nhiên nhiều GVCN đã vô tình biến tiết hoạt động GDNGLL thành giờ trách phạt nên gây tâm lí rất nặng nề với các em. Bên cạnh đó lại có một số GVCN lại chưa nhiệt tình bám sát lớp cho nên các tiết hoạt động GDNGLL chỉ tiến hành với nội dung sơ sài, đơn điệu. Do đó, BGH nhà trường cần yêu cầu GVCN xây dựng và báo cáo kế hoạch hoạt động; tổ chức hội thi "Giáo viên chủ nhiệm giỏi" để GVCN học tập kinh
101
nghiệm lẫn nhau về kỹ năng tham mưu và tổ chức các hoạt động GDNGLL cho học sinh.
Đối với TPT Đội trong việc tổ chức hoạt động GDNGLL, khi xây dựng kế hoạch tổ chức, TPT Đội phải lĩnh hội được toàn bộ ý tưởng chỉ đạo từ BGH. Ý tưởng chỉ đạo đó được xuất phát từ nhiệm vụ năm học, trong đó có nhiệm vụ thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Bản kế hoạch bao gồm các nội dung cơ bản đó như: chủ điểm giáo dục, mục tiêu cần đạt của chủ điểm, dự kiến những nội dung hoạt động của chủ điểm, biện pháp thực hiện những nội dung đó, đối tượng thực hiện, thời gian thực hiện và hoàn thành…Bản kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng thì càng giúp giáo viên thực hiện tốt. Khi đã có bản kế hoạch tổ chức hoạt động, TPT Đội phải trực tiếp điều hành việc thực thi bản kế hoạch. Vì vậy, hiệu trưởng yêu cầu TPT Đội lưu ý:
- Tổ chức hoạt động phải tính đến khả năng của từng khối, lớp và các điều kiện để thực hiện. Trong cùng một hoạt động nhưng yêu cầu giáo dục ở các khối lớp khác nhau là khác nhau, do đó nội dung và hình thức hoạt động cũng khác nhau.
- Tổ chức hoạt động phải tính đến sự cân đối về mặt thời gian để không bị chồng chéo giữa các hoạt động khác nhau của trường.
Trong quá trình theo dõi việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các khối lớp, TPT Đội phải có ý kiến thiết thực, giúp cho GVCN kịp thời điều chỉnh. Giúp BGH lựa chọn, bố trí giáo viên làm chủ nhiệm lớp, đề xuất với nhà trường đầu tư, hỗ trợ kinh phí, CSVC cần thiết cho hoạt động GDNGLL; tham mưu cho nhà trường trong việc xem xét, khen thưởng giáo viên có thành tích trong các hoạt động. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với BGH trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động. Cụ thể: Tổ chức, xây dựng chương trình hoạt động Đội lồng ghép với hoạt động GDNGLL của từng khối; Xây dựng kế hoạch cho hoạt động hoạt động bắt buộc trong từng tuần, tháng của các khối; Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động đặc biệt, hoạt động theo các chuyên đề, kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học; Có kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán sự lớp, cán bộ Đội về kỹ năng làm công tác tự quản như tổ chức, điều khiển, kiểm tra đôn đốc.
Tại các buổi sinh hoạt dưới cờ, sau phần tổng kết và nêu nhiệm vụ trọng tâm của thời gian tới, TPT Đội phải lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động GDNGLL
102
được tổ chức tập chung toàn trường như: tổ chức một số trò chơi, kể chuyện, trao đổi về một nội dung hay của báo TNTP, diễn một tiểu phẩm nhỏ có nội dung giáo dục về ATGT, trao đổi về một sáng kiến hoạt động Đội,... Phần trang trí khánh tiết cũng giao cụ thể cho các học sinh có khả năng để chuẩn bị. TPT cùng BGH tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đội thông qua dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo án, sổ sách. Phải thực hiện nghiêm túc giao ban, báo cáo định kỳ với BGH.