Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 37)

GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

Việc đánh giá học sinh qua hoạt động GDNGLL sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm. Học sinh nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với giáo viên, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của học sinh và giúp giáo viên tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp giáo viên tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn. Đồng thời, GVCN cũng thấy được hoạt động của các lớp khác trong trường để điều chỉnh công tác chủ nhiệm của mình tốt hơn. Đối với các cấp quản lý (lãnh đạo trường, ngành giáo dục), việc đánh giá học sinh qua hoạt động GDNGLL là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện. Đó là cơ sở để các nhà quản lý

38

xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học.

Từ những nội dung được trình bày ở trên tác giả luận văn rút ra một vài luận điểm sau:

- Giáo dục luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì thế giáo dục luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển chịu sự chế ước của nhiều yếu tố, trong đó, môi trường là điều kiện, giáo dục là chủ đạo, còn hoạt động cá nhân là cơ sở và là nhân tố quyết định sự phát triển nhân cách. Đối với học sinh THCS, hoạt động GDNGLL là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong môi trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân cách và có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống.

- Hoạt động GDNGLL có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách của học sinh. Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp.

1.5.5. Quản lí cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ hoạt động GDNGLL theo yêu cầu

của các tiêu chí

Cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục là những hệ thống các phương tiện vật chất và kĩ thuật khác nhau dược sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục. Đó là những đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường.[38]

Có thể hiểu khái niệm trên theo hai góc độ. Thứ nhất là những cơ sở vật chất thiết bị giáo dục của xã hội được nhà trường sử dụng vào mục tiêu đào tạo bao gồm: các trang thiết bị và công cụ của nhà máy xí nghiệp, nhà văn hóa nhà truyền thống, câu lạc bộ, sân bãi thể dục thể thao của địa phương…Nhà trường không trực tiếp quản lí và sử dụng nhưng có thể mượn hoặc thuê để phục vụ cho mục tiêu giáo dục. Thứ hai là những cơ sơ vật chất thiết bị giáo dục của nhà trường, đó là các khối công trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác…

39

được trang bị riêng cho nhà trường và chia làm 3 bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. Các bộ phận này, nhà trường trực tiếp quản lí và sử dụng.

Để chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THCS đạt hiệu quả mong muốn đáp ứng đúng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục thì nhà quản lý cần quản lý tốt các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động. Bởi cơ sở vật chất, trang thiết bị luôn là một trong các điều kiện đảm chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Nhất là trong thời đại công nghệ phát triển mạnh như vũ bão hiện nay thì việc sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ cho hoạt động GDNGLL là điều hết sức cần thiết để thu hút học sinh tham gia vào hoạt động. BGH các nhà trường nên coi việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý của mình.

Quản lý cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục phục vụ hoạt động GDNGLL là tác động có mục đích của người quản lí nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục nhằm phục vụ đắc lực cho hoạt động GDNGLL. Thực tiễn đã cho thấy rằng cơ sở vật chất chỉ phát huy tác dụng tốt khi được quản lí có hiệu quả. Cho nên đi đôi với việc đầu tư cơ sở vật chất thì còn là sự quản lí nó một cách tốt nhất. Bởi cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục là một lĩnh vực mang tính kinh tế giáo dục lại vừa mang tính khoa học giáo dục. Cho nên khi quản lí nó, một mặt phải tuân theo các yêu cầu chung về quản lí kinh tế và quản lí khoa học; mặt khác, cần phải tuân thủ các yêu cầu quản lí chuyên ngành giáo dục. Vì vậy, có thể nói rằng, quản lí csvc – thiết bị giáo dục là một trong những công việc của người hiệu trưởng nhà trường.

Nội dung cụ thể của việc quản lí cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ hoạt động GDNGLL là:

- Quản lí trường sở: Trường sở là nơi tiến hành dạy học và giáo dục, đó là

những tòa nhà, sân chơi, vườn trường… và quang cảnh tự nhiên bao quanh trường. Trường sở có vai trò: là một trong các yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục, là điều kiện đầu tiên để hình thành một nhà trường; là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật của một địa phương; là hình ảnh đẹp, là niềm tự hào của mọi người, là sự thể hiện cho truyền thống cần cù, chăm chỉ, hiếu học của bao thế hệ tại địa phương; là nơi tuyên truyền nếp sống văn hóa mới, phổ biến các thông tin khoa học kỹ thuật ở địa phương.

40

- Quản lí thư viện trường học: Thư viện là nơi chứa sách, truyện, là nơi để

cán bộ, giáo viên, nhân viên và đặc biệt là học sinh vào học tập, đọc sách, nghiên cứu các tài liệu tham khảo. Thư viện trường học đóng vai trò là một trong những yếu tố cơ sở vật chất quan trọng của nhà trường, là phương tiện không thể thiếu được để phục vụ cho việc dạy và học; là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, giúp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.

- Quản lí thiết bị dạy học: Thiết bị giáo dục hay còn gọi là đồ dùng dạy học,

phương tiện dạy học là tất cả những phương tiện vật chất có khả năng chứa đựng hay chuyển tải thông tin về nội dung dạy học nhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả trong quá trình dạy học. Thiết bị giáo dục có vị trí, vai trò là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học sinh hiểu các khái niệm, lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hình thành những kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống

1.5.6. Quản lí công tác thu thập, xử lí minh chứng về hoạt động GDNGLL để viết báo cáo tiêu chí chuẩn bị cho Báo cáo tự đánh giá phục vụ kiểm định.

Để quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đáp ứng được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học thì một yêu cầu quan trọng chính là việc lưu trữ, thu thập các minh chứng về hoạt động GDNGLL để viết báo cáo tiêu chí, chuẩn bị cho báo cáo tự đánh giá phục vụ công tác kiểm định.

Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định “Kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, đã dành một chương về kiểm định chất lượng giáo dục. Tuy vậy, kiểm định chất lượng, tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vẫn là những công việc rất mới lạ với nhiều trường THCS; đặc biệt là cách tiếp cận tự đánh giá theo tiêu chuẩn/ tiêu chí dựa trên minh chứng (cách phân tích minh chứng, viết báo cáo tiêu chí/tiêu chuẩn...).

Để phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng thì một yêu cầu rất quan trong đặt ra chính là việc thu thập và xử lí số liệu về hoạt động GDNGLL để viết báo cáo tiêu chí. Quản lí việc thu thập, xử lí số liệu để chuẩn bị cho việc viết Báo cáo tự

41

đánh giá nói chung và báo cáo tiêu chí về hoạt động GDNGLL nói riêng đòi hỏi người quản lí phải nắm được những yêu cầu sau:

Phân thu thập và xử lí thông tin đúng đối tượng, hợp khả năng và có hạn định cụ thể. Người viết báo cáo cần bám sát hướng dẫn của Bộ, tránh đưa ra các thông tin, minh chứng thừa, không cần thiết mang tính đặc thù riêng. Vì yêu cầu của kiểm định là đánh giá các hoạt động tiêu biểu, chung nhất của các cơ sở đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm định báo cáo tiêu chí thông qua hội nghị cán bộ chủ chốt: cần tổ chức nhận xét phản biện góp ý theo các yêu cầu trong hướng dẫn của Bộ. Nhờ có các phản biện này mà buổi thẩm định nghiệm thu các báo cáo tiêu chí mới hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 là sự tổng kết cơ sở lí luận về vấn đề quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục nói riêng. Nội dung của chương 1 đã đề cập đến một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động GDNGLL, và quản lý hoạt động GDNGLL đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học. Trong chương 1, tác giả đặc biệt quan tâm đến nội dung quản lý hoạt động GDNGLL đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học như: quản lý việc xây dựng và thực hiện hoạt động GDNGLL, quản lý đội ngũ thực hiện hoạt động GDNGLL, quản lý việc phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL, quản lý cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ hoạt động GDNGLL, quản lý công tác thu thập, xử lý minh chứng về hoạt động GDNGLL để viết báo cáo tiêu chí chuẩn bị cho Báo cáo tự đánh giá phục vụ kiểm định. Căn cứ vào những vấn đề lý luận nói trên, tác giả đã có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng (Đông Anh – Hà Nội) để đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học.

42

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM HỒNG

(ĐÔNG ANH, HÀ NỘI) 2.1. Tình hình đặc điểm có liên quan

2.1.1. Tình hình đặc điểm kinh tế, xã hội địa phương

Đông Anh là một huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Đông Anh nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được chính phủ và thành phố phê duyệt, là đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Anh là 18.230 ha; trong đó: đất nông nghiệp 9.785 ha. Huyện Đông Anh có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố. Đến nay huyện Đông Anh có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp thành phố. Dân số của Đông Anh trên 331.000 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 11%.

Về giao thông, Đông Anh có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện khê). Bên cạnh đó, Đông Anh có 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên và có đường quốc lộ 3, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài, quốc lộ 23B, quốc lộ 23A (đường 6 cây/km), quốc lộ 3 mới (Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên). Đông Anh còn có các cây cầu trên địa bàn, nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Phù Lỗ, cầu Đò Xo, cầu Đông Hội, cầu Lớn, cầu Đôi, cầu E, cầu Phương Trạch, cầu Lộc Hà, cầu sông Thiếp, cầu Vân Trì; các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Trung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Bắc Hồng. Ngoài ra còn có dự án cầu Thượng Cát và cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng.

Về công nghiệp, Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú…. Đóng trên địa bàn huyện có trên 700 công ty TNHH, 355 công ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể.

43

2.1.2. Tình hình giáo dục của huyện Đông Anh

2.1.2.1. Vài nét chung

Trong những năm qua, ngành GD-ĐT huyện Đông Anh đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Quy mô giáo dục phát triển. Chất lượng giáo dục toàn diện giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao. Tính đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2014, huyện có 38 trường đạt chuẩn quốc gia.

2.1.2.2. Tình hình học sinh

Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội với tổng diện tích đất nông nghiệp là 9.785 ha (trong tổng số18.230 ha đất tự nhiên). Người dân Đông Anh có trên 50% làm nghề nông nghiệp. Vì vậy, phần lớn học sinh trong huyện là con em nông dân. Bên cạnh việc học tập ở trường lớp, các em còn phải về nhà làm giúp bố mẹ công việc gia đình, đồng áng. Một số địa bàn dân cư có làng nghề phát triển thì các em còn giúp cha mẹ lao động làng nghề để có thêm thu nhập cho gia đình. Ở những địa bàn này, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn xảy ra. Tuy nhiên, người dân Đông Anh vốn có truyền thống hiếu học. Nhiều gia đình đã có sự đầu tư tốt cho việc học hành của con em. Điều đó thể hiện rất rõ ở kết quả đạt được trong năm học vừa qua, năm học 2013 – 2014, trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và thành phố các môn văn hóa, thi giải toán qua mạng internet, thi tiếng Anh qua mạng… Chỉ tính riêng cấp THCS, trong kì thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa, có 589 thí sinh đến từ 26 trường THCS trong huyện tham gia. Cuộc thi nhằm mục đích đánh giá chất lượng giảng dạy mũi nhọn của các trường và tuyển chọn đội tuyển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 37)