Tình hình cơ sở vật chất, phương tiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 51)

Trường THCS Nam Hồng được thành lập từ năm 1963; từ cơ ngơi giáo dục gần như không có gì, trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THCS Nam Hồng đã trở thành một nhà trường có bề dày truyền thống. Năm 2011, trường được công nhận danh hiệu “Trường đạt chuẩn quốc gia”.

52 Bảng 2.4. Số lớp Số lớp Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Khối lớp 6 5 5 4 5 5 Khối lớp 7 5 5 5 4 5 Khối lớp 8 5 5 5 5 4 Khối lớp 9 5 4 5 5 5 Cộng 20 19 19 19 19 Bảng 2.5. Số phòng học Phòng học Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Tổng số 22 22 22 20 20 Phòng học kiên cố 22 22 22 20 20 Phòng học bán kiên cố 0 0 0 0 0 Phòng học tạm 0 0 0 0 0 Cộng 22 22 22 20 20

Cơ sở vật chất - phương tiện của Trường THCS Nam Hồng gồm hệ thống các khối công trình sau:

Khối học tập: Trường đã có 3 dãy nhà tầng kiên cố với 20 phòng học văn hoá

- đủ phòng học đảm bảo cho học sinh có thể học 2 buổi/ngày. Phòng học có đủ bàn ghế cho học sinh, giáo viên, bảng viết, nước uống cho học sinh giáo viên. Diện tích phòng trung bình đạt 1,4m2 cho một học sinh. Các phòng học của trường THCS Nam Hồng tương đối thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Tất cả các phòng học đều được lắp cửa kính cản mưa và gió lạnh, có rèm che nắng. Hệ thống đèn chiếu sáng của các phòng học đều đảm bảo. Mỗi phòng học được lắp 12 bóng

53

đèn neon, mỗi bóng dài 1,2m. Tất cả các bóng đều được treo cách mặt bàn học 2,8m. Phòng học có 4 quạt trần, 1 quạt treo tường dành cho giáo viên.

Bàn ghế và bảng trong phòng học đều đạt chất lượng tốt, đúng quy chuẩn, bảng từ màu xanh, có dòng kẻ và chống lóa.

Trường THCS Nam Hồng có các phòng bộ môn và phòng thí nghiệm thực hành như: phòng thực hành vật lý, công nghệ, sinh học, phòng thí nghiệm hóa học, phòng học ngoại ngữ, có hai phòng máy tính, mỗi phòng có 41 máy, tất cả đều được nối mạng internet bằng đường truyền cáp quang. Tất cả đều đạt tiêu chuẩn theo mẫu thiết kế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tủ bảo quản các thiết bị, có hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước theo yêu cầu riêng của từng phòng, đảm bảo an toàn cho học sinh và hiệu quả thí nghiệm thực hành.

Tuy nhiên trường THCS Nam Hồng vẫn chưa có phòng thể chất để cho học sinh luyện tập thể thao, học thể dục và phục vụ cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ khác do nhà trường tổ chức.

Khối phục vụ học tập: gồm hội trường đa năng, thư viện, phòng thiết bị giáo

dục, phòng hoạt động Đoàn Đội và phòng truyền thống. Trường có phòng thư viện đạt chuẩn quốc gia với kho sách, phòng đọc của giáo viên và phòng đọc của học sinh. Tuy vậy phòng đọc của học sinh chưa hoạt động được liên tục nên khó đáp ứng nhu cầu đọc của học sinh; phòng Đội tuy chật hẹp nhưng đã có đầy đủ trang thiết bị hoạt động Đội: 6 bộ trống Đội, cờ đội, phòng họp cho cán bộ đội, trang phục biểu diễn cho các hoạt động Đội… Phòng truyền thống của trường THCS Nam Hồng còn chưa đáp ứng được cho hoạt động giáo dục truyền thống của nhà trường.

Khối phòng hành chính - quản trị của nhà trường gồm có: phòng hiệu trưởng

rộng 16m2, phòng phó hiệu trưởng rộng 15m2, văn phòng, phòng công đoàn 14m2, phòng Hội đồng giáo viên 50m2, phòng y tế học đường 25m2 rộng rãi và sạch sẽ, nhà kho, phòng tài vụ, phòng bảo vệ. Các phòng này đều được trang bị bàn, ghế, máy tính, máy in, thiết bị làm việc đầy đủ, đúng quy cách.

Khu sân chơi bãi tập của nhà trường: rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh,

cây to có bóng mát, có gần 50 bồn hoa cây cảnh được giao về cho các lớp học sinh chăm sóc. Tuy vậy, bồn hoa cây cảnh của nhà trường còn nghèo nàn, chưa đẹp, hiện tượng học sinh ăn quà vặt xả rác ra bồn hoa vẫn còn.

54

Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước: được bố trí theo từng khu làm việc

và học tập của giáo viên và học sinh, có đủ nước, đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm môi trường. Nhà trường có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo đúng quy định vệ sinh môi trường.

Khu để xe của nhà trường: được bố trí làm hai nơi, một khu để xe riêng dành

riêng cho giáo viên và khu để xe đạp của học sinh. Hai khu để xe này đều có mái che lợp bằng tôn có thể che mưa che nắng, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nam Hồng

Để có cơ sở khoa học xác định, phân tích thực trạng hoạt động GDNGL ở trường THCS Nam Hồng, đề tài tập trung điều tra hai vấn đề sau:

- Thực trạng nhận thức của các đối tượng về hoạt động GDNGLL. - Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL.

Các phiếu điều tra thu được được xử lý, phân tích theo phương pháp tính tỉ lệ phần trăm dưới hình thức biểu đồ hoặc các bảng số liệu theo các nội dung được khảo sát. Để khảo sát được thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng có đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường phổ thông hay không, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra (phiếu hỏi) và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng theo bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Đối tượng và phương pháp điều tra tại trường THCS Nam Hồng

Phương pháp điều tra

Đối tượng điều tra

BGH GV bộ môn Cán bộ Đội GVCN CMHS HS Bằng phiếu hỏi 2 20 29 19 40 100 Phỏng vấn sâu 2 6 7 10 11 15

2.3.1. Nhận thức của các đối tượng về hoạt động GDNGLL

Nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt đối với BGH, TPT, GVCN – những người trực tiếp quản lí, chỉ đạo và thực hiện hoạt động này. Nếu đội ngũ này có nhận thức đầy đủ, toàn diện về hoạt động GDNGLL thì chắc chắn hiệu quả giáo dục thu được là rất cao. Ngoài ra, để

55

biết hoạt động GDNGLL có được tiến hành hiệu quả hay không thì việc tìm hiểu nhận thức của các đối tượng khác như: GV bộ môn, cán bộ Đội, phụ huynh học sinh, học sinh cũng vô cùng quan trọng.

Có 4 mức độ trong nhận thức: - Rất quan trọng, ký hiệu (R) - Tương đối quan trọng (TĐ)

- Quan trọng, ký hiệu (QT) - Không quan trọng (K).

Khi khảo sát về quan niệm của giáo viên, học sinh, CMHS của trường THCS Nam Hồng về hoạt động GDNGLL (20 GV bộ môn, 29 em cán bộ Đội, 19 GVCN, 40 CMHS và 100 em học sinh của cả 4 khối 6-7-8-9), chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 GVCN Cán bộ Đội Học sinh Phụ huynh GV bộ môn

HĐ vui chơi giải trí

HĐ giáo dục

HĐ ngoại khóa

HĐ đoàn thể

Biểu đồ 2.1: Quan niệm của giáo viên, phụ huynh và học sinh về hoạt động GDNGLL

Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy ý kiến cho rằng hoạt động GDNGLL là hoạt động vui chơi giải trí chiếm một tỉ lệ khá cao (40% GVCN, 47% cán bộ Đội, 32% học sinh, 24% phụ huynh HS, 39% GV bộ môn). Ý kiến cho rằng đó là những

56

hoạt động ngoại khóa cũng vậy (27% GVCN, 35% cán bộ Đội, 40% học sinh, 35% phụ huynh HS, 19% GV bộ môn), Tuy nhiên ý kiến cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục chiếm một tỉ lệ khá thấp (13% GVCN, 8% cán bộ Đội, 10% học sinh, 7% phụ huynh HS, 14% GV bộ môn).

Như vậy, nhận thức về hoạt động GDNGLL của GVCN, giáo viên bộ môn, học sinh, phụ huynh học sinh còn thấp, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, những người phải trực tiếp thực hiện hoạt động này với học sinh lớp mình phụ trách. Nhiều GVCN còn cho rằng đó là những hoạt động của Đội thiếu niên. Vì vậy, họ ít quan tâm đến việc đầu tư để thực hiện các hoạt động GDNGL mà chủ yếu chú trọng đến các giờ dạy của mình, có tham gia thì cũng chỉ là các hoạt động cấp trường để có thành tích hoặc tổ chức không hiệu quả. Còn về học sinh của trường THCS Nam Hồng khi được hỏi về hoạt động GDNGL đã có 28% ý kiến cho rằng hoạt động GDNGL là hoạt động Đội (hoạt động đoàn thể), 32% ý kiến cho rằng đó là hoạt động vui chơi, giải trí, 40% cho rằng đó là hoạt động ngoại khóa. Còn có ý kiến nói rằng không hiểu hoạt động GDNGL là gì. Điều đó đã chứng tỏ những hạn chế, thiếu sót trong nhận thức của học sinh về hoạt động GDNGL.

Bảng 2.7. Nhận thức của BGH, GVCN về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL

TT Nội dung Đối

tượng

Mức độ nhận thức (%)

R QT TĐ K

1

Hoạt động GDNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội

BGH 0 100 0 0

GVCN 10,5 63 16 10,5

2

Hoạt động GDNGLL bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học ở trên lớp.

BGH 0 50 50 0

GVCN 10,5 52,6 36,9 0

3

Hoạt động GDNGLL hỗ trợ HĐ dạy học, tạo nên sự cân đối, hài hoà trong quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mục tiêu cấp học.

BGH 50 50 0 0

57 4

Hoạt động GDNGLL rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử của HS trong các tình huống khác nhau BGH 50 50 0 0 GVCN 10.5 52,7 26,3 10,5 5 Hoạt động GDNGLL phát huy tính chủ động, tính tích cực của học sinh. BGH 50 50 0 0 GVCN 47,4 31,6 21 0 6 Hoạt động GDNGLL là điều kiện quan trọng để rèn kuyện hành vi, kỹ năng cho học sinh.

BGH 50 50 0 0

GVCN 47,4 31,6 21 0

Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi ở bảng 2.7 cho thấy BGH trường THCS Nam Hồng đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL. Mức độ rất quan trọng và quan trọng ở tất cả các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 cho thấy BGH các trường đánh giá cao vai trò của hoạt động GDNGLL trong quá trình giáo dục, nó là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội, đồng thời, cũng bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, hình thành nhân cách cho học sinh. Thông qua những loại hình hoạt động mà năng lực, sở trường của các em được bộc lộ, hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, BGH nhà trường cũng đánh giá cao việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội để cùng nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của HS. Thông qua hoạt động GDNGLL, học sinh được rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử trong các tình huống khác nhau.

Đội ngũ GVCN là người trực tiếp điều hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các lớp, là lực lượng chủ yếu giúp BGH, TPT điều hành và tổ chức các hoạt động ở trong từng lớp cụ thể. Qua kết quả điều tra về nhận thức của GVCN về vị trí và vai trò của hoạt động GDNGLL, chúng ta cũng thấy GVCN có nhận thức chưa cao bằng BGH về vấn đề này. Qua khảo sát, chỉ có 63,2 % ý kiến đánh giá ở mức độ quan trọng. Cá biệt có khoảng 10,5 % cho hoạt động GDNGLL không quan trọng. Họ cho rằng học sinh không có thời gian tham gia, thời gian chủ yếu của học sinh là giành cho việc học văn hóa.

58

- Có 27,5% CMHS được hỏi đánh giá cao vai trò, vị trí của hoạt động GDNGLL. Họ rất mong muốn con em của học tham gia vào các hoạt động tập thể do nhà trường và lớp tổ chức.

- Có 15% CMHS đồng ý cho con em mình tham gia các hoạt động GDNGLL nhưng không phải vì học nhận thức được vị trí, vai trò của hoạt động này đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh mà vì đây là hoạt động bắt buộc theo yêu cầu của nhà trường. Những gì mà nhà trường quy định thì học sẽ cho con họ thực hiện theo để tránh rắc rối.

- Còn 47,5% CMHS được hỏi không mong muốn nhà trường tổ chức hoạt động này. Có người cho rằng hoạt động GDNGLL làm mất nhiều thời gian học tập của con em họ. Người khác lại bày tỏ quan điểm: con nhà nông, ngoài việc đi học thì về nhà còn phải giúp bố mẹ làm việc nhà và đồng áng; nếu tham gia các hoạt động GDNGLL của nhà trường thì chẳng giúp được gì cho cha me cả. Bác Lê Thị Vinh, mẹ của em Trần Thị Hà Trang, học sinh của lớp 8E cho biết: “Hằng ngày, cháu phải học cả 2 buổi sáng và chiều; tất cả các buổi tối từ 5 giờ đến 7h cháu phải đi học thêm Văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa. Tối đi học thêm về, ăn uống xong thì cũng chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Vì thế làm gì có thời gian để cháu tham gia các hoạt động của nhà trường. Nếu nhà trường tổ chức hoạt động thì cháu phải nghỉ học; như vậy sẽ không ổn.” Còn bác Hạ Văn Chiến, bố của em Hạ Tiến Đạt, học sinh của lớp 7E lại nói: “Gia đình chúng tôi làm nghề nông, ngoài hai vụ lúa, chúng tôi còn trồng hoa màu. Khi đi học về thì cháu còn phải ra ngoài đồng giúp bố mẹ. Nhà trường tổ chức hoạt động trong giờ thì tôi còn cho cháu đi chứ hoạt động ngoài giờ thì tôi xin phép cho cháu nghỉ.”

Như vậy, phần lớn CMHS chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động GDNGLL. Đây cũng chính là một trong những khó khăn cho việc tổ chức hoạt động GDNGLL tại trường THCS Nam Hồng.

Thực trạng nhận thức của học sinh:

- Có 55% học sinh được hỏi đã bày tỏ sự thích thú nếu nhà trường tổ chức hoạt động GDNGLL. Các em cho rằng đây là hoạt động rất bổ ích, giúp các em rèn luyện được các hành vi, kĩ năng trong giao tiếp ứng xử hàng ngày; đây cũng là môn học giúp các em hoàn thiện những tri thức mà thầy cô đã dạy trên lớp. Các hoạt

59

động GDNGLL giúp các em thêm tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, ứng xử nhanh nhẹn hơn, học tập hăng say hơn.

- Có 35% học sinh được hỏi trả lời bày tỏ: tham gia hoạt động GDNGLL cũng được vì thoải mái nhưng mất nhiều thời gian dành cho học tập. 10% học sinh được hỏi không thích tham gia. Nhưng khi được hỏi lí do vì sao thì có em trả lời là do cha mẹ không cho tham gia, có em lại chê hình thức tổ chức các hoạt động cứ na ná giống nhau nên dễ nhàm chán…

Thực trạng nhận thức về nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL của BGH, GV- TPT Đội:

Bảng 2.8. Nhận thức của BGH, TPT về nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL

TT Các nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL ĐT điều tra Mức độ nhận thức (%) R QT TĐ K I Nhiệm vụ về giáo dục nhận thức 1

Giúp học sinh củng cố, bổ sung và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp

BGH 100

TPT 100

2

Tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đã học, kích thích sự phát triển tư duy của các em.

BGH 100

TPT 100

3

Giúp học sinh nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp...

BGH 50 50

TPT 100

4

Giúp học sinh tăng thêm sự hiểu biết của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)