Quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 102)

động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo yêu cầu của các tiêu chí.

Việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động GDNGLL là để đạt mục tiêu giáo dục của hoạt động. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục là rất cần thiết cho học sinh. Nhờ sự thống nhất phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức chương trình hoạt động GDNGLL, học sinh sẽ có đủ điều kiện để hoạt động được tốt hơn. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GDNGLL chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục. Điều 12 Luật Giáo dục nêu: "Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn". Như vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tạo nên môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh.

Lực lượng giáo dục phối hợp thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL bao gồm: các phó hiệu trưởng, TPT, GVCN, giáo viên dạy bộ môn, tổ chức công đoàn, ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng đội các cấp, các tổ chức xã hội ngoài nhà trường... Mỗi thành viên trong lực lượng giáo dục có vai trò và nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng vẫn có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau.

Hiệu trưởng là trưởng ban chỉ đạo các hoạt động hoặc uỷ quyền cho phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDNGLL là trưởng ban điều hành. Nhiệm vụ của trưởng ban điều hành là cùng với phó ban xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL, chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó trong toàn trường, tạo điều kiện cho GVCN, TPT phối kết hợp với các lực lượng giáo dục để thực hiện tốt kế hoạch.

103

3.2.4.1. Quản lý việc phối hợp giữa TPT, giáo viên chủ nhiệm với hội đồng Đội cấp trên

Để quản lý việc phối hợp giữa TPT, giáo viên chủ nhiệm với hội đồng Đội cấp trên, BGH nhà trường cần: tăng cường trao đổi thống nhất nội dung chương trình, hình thức tổ chức với hội đồng Đội các cấp; tổ chức các hoạt động mẫu để trao đổi rút kinh nghiệm, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động GDNGLL; tham gia các lớp tập huấn do tổ chức hội đồng Đội các cấp hoặc phòng Giáo dục & Đào tạo huyện tổ chức.

3.2.4.2. Quản lý sự phối hợp giữa TPT, giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh

CMHS là lực lượng quan trọng trong việc phối kết hợp với nhà trường tổ chức mọi hoạt động giáo dục cho học sinh. Vì vậy, BGH nhà trường cần có những chỉ đạo cụ thể như sau: GVCN các lớp tuyên truyền về vai trò vị trí, nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL tới ban đại diện CMHS của lớp thông qua các cuộc họp CMHS. TPT, GVCN thường xuyên có sự liên lạc 2 chiều để nắm bắt thông tin, cùng phối hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn. GVCN, TPT phải biết vận động ban đại diện CMHS trong lớp tạo điều kiện vật chất và tinh thần, cùng tham gia vào hoạt động với học sinh. Tạo điều kiện về thời gian cho con em tham gia vào hoạt động GDNGLL. Hội cha mẹ học sinh phải là lực lượng tích cực trong việc giúp đỡ và tư vấn cho GVCN tổ chức tốt hoạt động GDNGLL, là lực lượng thấu hiểu nhu cầu và nguyện vọng của học sinh khi tham gia hoạt động GDNGLL.

3.2.4.3. Quản lý việc phối kết hợp giữa tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm với các tổ chức bên ngoài nhà trường

TPT, GVCN là người có trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch của trường, lớp, đồng thời là người phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào việc thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL. Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, mặt trận Tổ quốc, hội chữ thập đỏ ... có vai trò giúp đỡ, động viên các thành viên trong tổ chức của mình tạo mọi điều kiện về tinh thần, vật chất để học sinh tích cực thực hiện tốt kế hoạch mà nhà trường xây dựng. Mặt khác, nhà trường cần giáo dục truyền thống địa phương cho học sinh thông qua việc chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng của xã như địa

104

đạo Nam Hồng,... nghe nhân chứng nói chuyện lịch sử, nghe lực lượng công an tuyên truyền về luật an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, lực lượng y tế tuyên truyền về công tác dân số, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề...

BGH cần tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời xây dựng cơ chế phối hợp để các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có sự liên hệ, liên kết chặt chẽ với nhau, cùng tham gia tổ chức chương trình hoạt động GDNGL. Có như vậy hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng mới đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 102)